Luật Lao Động đã ghi nhận các quyền lợi dành cho phụ nữ mang thai. Hầu hết các cơ quan đều quan tâm thực hiện các quyền lợi này cho chị em. Đại diện các đoàn thể cũng như các cơ quan đều có bản hướng dẫn cụ thể về việc trả lương cho các ngày nghỉ sinh. Các phòng lao động và y tế địa phương cũng như thành phố sẽ cung cấp cho bạn các thông tin đầy đủ về các chương trình của chính phủ liên quan đến hộ sản.
Mục lục
QUYỀN LỢI TỐI THIỂU
Bất kể thời gian làm việc hay thâm niên làm việc của bạn, bạn phải được:
- Ưu tiên về các quyền lợi làm việc để đảm bảo cho việc phát triển của thai nhi. Phải biết tự mình tránh xa các nguy hiểm bằng cách tìm và đề nghị cho mình một công việc thay thế thích hợp và nên hoãn lại những công việc đòi hỏi quá nhiều thời gian trong ngày.
- Được nghỉ có lương để đi khám thai (ở một số nước, phụ nữ còn được nghỉ có lương để tham dự các lớp tập huấn về sản khoa).
- Quyền được giữ lại làm việc và không bị sa thải.
- Thời gian nghỉ và trợ cấp tối thiểu cho việc sinh nở.
CHẾ ĐỘ CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động cũng cần đáp ứng thêm điều kiện về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
Các công việc cần chuẩn bị cho kỳ nghỉ thai sản
Sẵc luật năm 1993 về chế độ trợ cấp thai sản bảo đảm chính thức cho các lao động nữ quyền nghỉ có hưởng lương căn bản 4 tháng hoặc năm tháng đối với các nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm theo chế độ 3 ca.
Khi trở lại làm việc, bạn sẽ nhận lại nhiệm vụ cũ hoặc một vị trí tương đương mà lương bổng và quyền lợi cũng như các điều kiện làm việc không thay đổi. Mặc dù bạn không bị mất các quyền lợi mà bạn được hưởng, nhưng lương và thâm niên của bạn đều không được tăng thêm trong thời gian mà bạn nghỉ sinh. Các thỏa ước lao động có những điều khác với quy định trên. Bạn cần báo trước ít nhất 30 ngày bằng văn bản cho cơ quan của bạn biết và báo luôn cả ngày bạn dự tính sinh con.
KHI NÀO? | BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ? | TẠI SAO BẠN CẦN PHẢI LÀM? |
Trước khi bạn có thai | Bàn bạc với giám đốc để cho cơ quan được thuận lợi trong việc nghỉ hộ sản của bạn. Nếu bạn thất nghiệp hoặc ốm đau, liên hệ với cán bộ hội phụ nữ hoặc tổ chức xã hội để xin trợ giúp của Nhà nước. | Để tăng cường tối đa các trợ cấp cho bạn. |
Sau 12 tuần, khi đã có kết quả xác định thụ thai | Nếu bạn đang làm việc hãy báo cho cơ quan biết. | Để tăng cường các trợ cấp cho bạn. |
Khoảng 12 tuần trước khi sinh con | Bàn kế hoạch nghỉ hộ sản với cơ quan. | Để thu xếp việc nghỉ hộ sản được tốt nhất. |
Khoảng 10 tuần trước khi sinh con | Viết bản tóm lược kế hoạch nghỉ hộ sản cho cơ quan và những điều bạn đã chấp nhận. | Để làm sáng tỏ các ý kiến của bạn và đại diện cơ quan, và để có thì giờ sắp xếp cho cả hai. |
Ít nhất 30 ngày trước khi nghỉ hộ sản | Làm đơn báo cơ quan. | Để bảo vệ quyền lợi của bạn theo luật lao động. |
Một tháng hoặc cận hơn trước khi sinh (hoặc sớm hơn nếu đã sinh nhiều lần) | Nghỉ việc. | Để bạn có thì giờ nghỉ ngơi và chuẩn bị sinh. |
1 đến 2 ngày sau khi sinh | Chuẩn bị làm giấy khai sinh; Đăng ký sổ an sinh xã hội cho em bé. | Dễ dàng hơn là chờ làm sau này. |
2 đến 3 tuần sau khi sinh | Nhận giấy khai sinh với nhiều bản sao. | Để dễ dàng lưu trữ sau này. |
6 đến 8 tuần sau khi sinh | Nhận thẻ an sinh xã hội cho em bé | Để dự trù cho thuế má sau này. |
6 đến 8 tuần sau khi sinh | Báo cho cơ quan bạn biết bạn có muốn trờ lại làm việc mà bạn đã thỏa thuận trước khi sinh hay không. | Để giữ thiện cảm cho cơ quan và giành cho cho bạn. |
TRỢ CẤP THAI SẢN
Theo luật lao động, mức trợ cấp trong thời gian nghỉ sinh bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ sinh. Khi sinh bạn nhận được trợ cấp một lần bằng một tháng lương đóng bảo hiểm xã hội. Ở các doanh nghiệp có thể có thỏa ước khác giữa cơ quan và lao động nữ.
Quy định về chế độ dành cho lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ
Theo điều 155 của Bộ Luật lao động năm 2012 công bố quy định đối với những lao động nữ về việc bảo vệ thai sản. Người lao động nữ trong thời kì mang thai sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Không được sử dụng các lao động nữ mang thai làm việc vào ban đêm, phải làm thêm giờ hay đi công tác xa ở các trường hợp dưới đây:
- Khi người phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc từ tháng thứ 6 trở đi nếu trong trường hợp phải làm việc tại những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới hay hải đảo.
- Khi đang trong giai đoạn nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Những lao động nữ phải làm những công việc nặng thì khi mang thai từ tháng 7 trở đi sẽ được chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn hay giảm bớt 1 giờ đồng hồ làm việc trong ngày nhưng vẫn được nhận đủ lương.
- Trong suốt thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ được nghỉ theo chế độ mà pháp luật đã ban hành về bảo hiểm xã hội, phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ không bị xử phạt luật lao động.
- Người sử dụng lao động tuyệt đối không được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc sa thải lao động nữ vì lý do mang thai, kết hôn, nghỉ thai sản hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động mất tích, chết, bị tòa án tuyên bố đã mất năng lực hành vi dân sự hay người sử dụng lao động ở đây không phải là một cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động nữ trong thời gian bị hành kinh sẽ được nghỉ 30 phút mỗi ngày, nếu trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được nghỉ 60 phút mỗi ngày nhưng vẫn được nhận đầy đủ lương theo hợp đồng đã được kí kết.
- Như vậy, người lao động nữ có thể đi muộn hơn 1 giờ, nghỉ trưa thêm 1 giờ hoặc về sớm hơn 1 giờ để chăm sóc con nhỏ.
FAQ
Người cha có được nghỉ việc khi người mẹ sinh con không?
Không có một điều khoản nào trong luật cho phép người cha nghỉ việc khi vợ mình sinh con. Thời gian nghỉ việc này nếu có sẽ không được trả lương và tính trong phần nghỉ phép hàng năm.
Tại một số nước Âu Mỹ, hiện nay các hiệp hội thương mại và các giám đốc đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của thời gian nghỉ này và họ đã bắt đầu đưa vào các hợp đồng lao động.
Ở các nước Bắc Âu, người cha được trả lương cho những ngày nghỉ chăm sóc vợ sinh con. Vì vậy hầu hết các ông bố đều tận dụng kỳ nghỉ này. Gia đình nhờ thế trở nên vững chắc và gắn bó hơn.
Thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc: Trường hợp thông thường.
- 07 ngày làm việc: Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- 10 ngày làm việc: Vợ sinh đôi; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
- 14 ngày làm việc: Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Căn cứ: Điều 25 và Điều 37 Luật BHXH năm 2014.
Thời gian nghỉ thai sản là bao nhiêu ngày?
- Đối với lao động nữ:
Theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH năm 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau. Cụ thể:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
- Đối với lao động nam:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản
Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian tối đa là 15 ngày.
Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm những gì?
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, tùy từng trường hợp hưởng chế độ thai sản mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ là khác nhau. Cụ thể:
- Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện; trường hợp chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
- Lao động nữ sinh con:
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh hoặc bản sao Giấy chứng sinh của con, bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con; nếu chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
- Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con: Có thêm bản sao Giấy chứng tử hoặc Trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
- Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: Có thêm Biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai: Có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
- Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: Có thêm bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi: Bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:
- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con;
- Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi, nếu không thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
- Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:
- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao Giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.