Phát triển 5 giác quan sớm cho trẻ 1 tháng tuổi cha mẹ cần biết

Từ lúc lọt lòng, em bé đã bắt đầu học rất nhiều điều và ghi nhớ rất kĩ lưỡng vào bộ nhớ của mình. Những gì nhìn thấy, nghe thấy,… hình thành nên nếp tư duy rõ nét trong não bộ. Vậy nên giáo dục sớm trong giai đoạn này là giúp trẻ phát triển năng lực cảm nhận thông qua các giác quan. Mà giai đoạn 1 tháng tuổi, là giai đoạn vô cùng quan trọng để phát triển những giác quan đó. Vậy giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi theo phương pháp Glenn Doman sẽ có hiệu quả như thế nào?

Phát triển 5 giác quan sớm cho trẻ 1 tháng tuổi cha mẹ cần biết
Phát triển 5 giác quan sớm cho trẻ 1 tháng tuổi cha mẹ cần biết

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm là khái niệm đã xuất hiện khá lâu ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu. Đây là một giai đoạn quan trọng để phát triển 5 mảng chính ở trẻ gồm: ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, cảm xúc và thể chất. Giai đoạn này được tính từ lúc sinh và kết thúc khi trẻ 9 tuổi. Nhưng quan trọng nhất là 0-3 tuổi.

Theo TS. Alvarado, National University, Mỹ, đó là thời điểm quan trọng trẻ bắt đầu lần lượt học các kỹ năng trong sự tương tác với môi trường và với mọi người bao gồm bố mẹ, bạn bè và thầy cô. Sự học hỏi trong giai đoạn này là quan trọng bởi vì nó trùng với tính linh động trong sự phát triển của các mối nối thần kinh ở não bộ của trẻ, theo GS. Couperus.

Do đó, giáo dục sớm nên được hiểu là thời điểm tập trung vào xây dựng trải nghiệm tích cực để trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng cần có trong tương lai, chứ không phải được hiểu hẹp như học toán, học chữ để trẻ biết, để trẻ thông minh. Thực tế, những trẻ được quan tâm đúng để phát triển giáo dục sớm không chỉ thông minh mà còn phát triển đủ các kỹ năng xã hội như giao tiếp, kiểm soát cảm xúc tốt, có nhận thức và duy trì 1 lối sống thể chất lành mạnh.

Khám phá thời điểm vàng để giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi giúp trẻ có tiền đề tốt nhất, cha mẹ nhé!

Cách giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi

Trẻ sẽ nghe được 2 tai cùng một âm sau khi sinh được 2 tuần. Từ lúc này cho trẻ nghe các âm thanh, nghe nhạc, nghe tiếng nói càng nhiều càng tốt. Sau khi sinh được 1 tháng trẻ sẽ nhìn được 2 mắt vào một điểm, nhưng mắt hoạt động nhìn xoay quanh được thì phải sau vài tháng. Vì thế thời kì này là thời kì mẫn cảm nhất của trẻ. Giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi rất cần sự chăm chút, kiên trì và chỉn chu của bố mẹ, vì tất cả những giác quan, cơ quan của con còn vô cùng non nớt và dễ bị ảnh hưởng.

Cách giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi
Cách giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi

Thị giác

Thị giác của trẻ 1 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện, chưa nhận biết được hết các màu sắc. Lúc này, trẻ chỉ có thể nhận biết được màu sắc đen – trắng. Vậy nên hãy phát triển thị giác cho con bằng cách cho tiếp xúc với những tranh ảnh đen – trắng. Hãy áp dụng mỗi ngày liên tục trong 1 tuần, mỗi lần chỉ 1-2 phút. Luyện cho trẻ khả năng tập trung từ 5 giây đến 1 phút. Xung quanh tường nơi trẻ ngủ hãy treo hoặc viết các chữ, từ vựng với màu sắc, kích thước khác nhau, bế trẻ đến trước bảng chữ có thể vừa là chữ cái, vừa có thể là từ vựng vừa chỉ vào mỗi chữ và vừa đọc cho trẻ nghe. Mỗi chữ chỉ dừng lại 1-2 giây, nhưng ngày nào cũng lặp đi lặp lại.

Thính giác

Hàng ngày, nên cho em bé nghe những bản nhạc có chọn lọc. Mỗi lần chỉ nghe khoảng 15 phút, mỗi ngày nghe khoảng 30 phút là được. Nên để bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng không quá lớn. Tuy nhiên, không nên cho bé nghe nhiều băng hay đĩa CD trong thời gian dài vì khi đó bé sẽ quen và thích tiếng máy, tiếng băng đĩa trơn hơn tiếng nói của mẹ.

Khi cho em bé nghe nhạc, hãy cho em bé đứng trên đầu gối mẹ, cho em bé đu đưa từ sau ra trước theo nhịp nhạc xem sao. Tức là 2 tay mẹ giữ nách em bé, hơi nhấc em bé lên cho chân không chạm tới gối mẹ, rồi lại đặt xuống cho chân bé chạm tới gối mẹ. Cũng có thể cho em bé nghe nhạc múa ba lê.

Điều quan trọng là phải nói chuyện nhiều với em bé từ khi lọt lòng. Khi cho em bé bú, khi thay tã lót, khi tắm cho bé, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với bé.

Đọc thơ, hát cho em bé nghe bằng giọng thực của người mẹ. Tuyệt đối không được cho em bé xem TV. Chỉ cho em bé xem TV khi đã tròn 3 tuổi.

Xúc giác

Bú sữa mẹ, đây là bài học đầu tiên bằng xúc giác của em bé. Mới đầu trẻ sẽ vụng về chưa biết điều chỉnh núm vú nhưng rồi sẽ học và điều chỉnh núm vú của mẹ vào đúng vị trí miệng mình rất nhanh. Mới đầu hãy cho đầu vú mẹ chạm vào môi trên, môi dưới, má, cằm trẻ để trẻ học và điều chỉnh vị trí đầu vú chính xác. Sau đó, có thể dùng ngón tay, cái khăn xô, hay cái ống hút cọ nhè nhẹ hàm trên, hàm dưới của bé. Bé sẽ biết được cảm giác khi được liếm, cắn vào những vật này, và sẽ không cắn mút những thứ này như khi bú mẹ.

Lực nắm

Hãy cho em bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh. Càng lúc mới sinh, em bé càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh.

Để cho lực nắm này của em bé không mất đi, chúng ta nên luyện tập cho em bé cầm đồ vật từ khi mới chào đời. Tất nhiên phải lưu ý các bậc cha mẹ, khi luyện tập cho con cầm nắm, không được rời mắt nửa bước, kẻo bé va quệt đồ vật vào người sẽ rất nguy hiểm.

Vị giác

Hãy cho trẻ nếm chút một nước ấm, nước lạnh, cay, chua,… để trẻ cảm nhận các vị giác khác nhau. Dùng khăn xô thấm 1 ít nước: nguội, lạnh, vị ngọt, vị mặn, vị chua, từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

Khứu giác

Hãy cho em bé ngửi hương thơm của hoa. Bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho em bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

Giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng tuổi là nhằm kích thích phát triển những giác quan của trẻ. Tuy nhiên việc này cần thực hiện vô cùng nghiêm túc vì lúc này cơ thể của bé rất nhạy cảm, những biện pháp không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tìm hiểu thêm về phương pháp Glenn Doman tại Hieutre giúp cha mẹ tự tin đồng hành cùng trẻ trong quá trình phát triển của trẻ nhé.

Nguồn: glenndomanvietnam.com

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us