Bài viết rất quan trọng và liên quan tới chủ đề này cần phải đọc: Sự xây dựng của Trí tưởng tượng
Maria Montessori – The 1946 London Lectures Vol 17
Trẻ học từ môi trường
Một đặc điểm của trẻ em dưới 6 tuổi là gần như không thể dạy cho chúng; trẻ nhỏ không thể học hỏi từ một giáo viên. Vì chúng được coi là quá nhỏ để đi học, giáo dục của chúng thường không bắt đầu cho đến khi sáu tuổi. Một đặc điểm khác của trẻ nhỏ là chúng biết và hiểu rất nhiều; chúng có đầy đủ kiến thức. Điều này dường như là một sự mâu thuẫn, nhưng sự thật là những đứa trẻ này tự lấy kiến thức từ môi trường.
Thiên nhiên bảo vệ độ tuổi này. Đó là độ tuổi xây dựng trí óc và trong mỗi giai đoạn xây dựng có quy luật phát triển. Chúng ta phải có ý tưởng rõ ràng về những đứa trẻ này. Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trẻ, chúng ta có thể so sánh hời hợt và nói rằng trẻ nhỏ cũng giống như những con gà đang mổ từng hạt thức ăn của chúng.
Trong một môi trường tự nhiên, mỗi loại động vật sẽ chỉ ăn những thứ nhất định dưới những điều kiện nhất định. Động vật ăn thịt sống, thí dụ, ăn các động vật khác, nhưng chúng sẽ không ăn thịt động vật đã chết. Chúng đói, nhưng nếu chúng nhìn thấy loại động vật mà chúng quen ăn nằm chết trên mặt đất, chúng sẽ không chạm vào nó. Chúng sẽ chết đói hơn là ăn nó. Chúng chỉ ăn động vật sống. Chúng tuân theo một quy luật nhất định. Trẻ em cũng tuân theo quy luật; trẻ có khả năng lấy nhiều kiến thức từ môi trường, nhưng trẻ chỉ có thể nhận kiến thức thông qua hoạt động của riêng chúng. Trẻ hấp thụ chính xác những gì chúng cần – lấy dưỡng chất tinh thần của chúng từ môi trường thông qua hoạt động của mình. Bằng cách này, các cơ quan của trẻ có thể hoạt động bình thường và chúng phát triển và xây dựng một đứa trẻ bình thường.
Đứa trẻ sáu tuổi có thể đến trường. Dường như trí óc của em mở ra một chút ở độ tuổi này và bây giờ em có thể học được một ít từ giáo viên.
Chúng ta biết rằng trẻ em từ lúc mới sinh ra lấy vào và thấm hút. Chúng thấm hút lời nói của người lớn và, khi 6 tuổi, chúng có thể lắng nghe và tái tạo lại trong đầu chúng những gì đã được nói – nếu nó được đưa ra dưới một hình thức nhất định. Người trưởng thành kể cho chúng nghe các câu chuyện, các câu chuyện cổ tích nổi tiếng. Truyện cổ tích và việc chơi là hai điều mà các nhà quan sát hiện đại đã lưu ý. Họ coi việc chơi là một bản năng quan trọng khiến trẻ em phải làm việc, bắt chước, và thích nghi với môi trường.
Đến năm thứ sáu, trí óc của đứa trẻ mở ra để nhận từ người lớn. Chúng có thể kể lại và tái tạo lại trong đầu chúng những gì chúng được kể. Sức mạnh của sự tái thiết này rất sống động mà trẻ thích và sống trong những câu chuyện kể. Trẻ làm một sự tái thiết trong trí óc của chúng; nó giống như một bài tập trí óc. Có lẽ một bài tập như thế này là cần thiết, bởi vì thông qua nó, chúng có thể liên lạc với trí thông minh của loài người.
Trẻ em không đồng hóa mọi thứ theo cùng một cách. Phải có một số đặc điểm đặc biệt trong các câu chuyện cổ tích khiến cho trẻ thích chúng. Bây giờ, mọi người biết đến tên tôi nói rằng tôi chống lại truyện cổ tích (không có thực). Rõ ràng, tôi nói rằng chúng nguy hiểm cho trí óc của đứa trẻ. Nhưng bạn phải biết rằng tôi không bao giờ khẳng định bất cứ điều gì mà tôi đã chỉ đơn thuần lý luận ra, bởi vì nếu tôi đã làm điều đó nó sẽ chỉ là một lý thuyết không quan trọng. Nó sẽ chỉ là vấn đề ý kiến và do đó không phải là một tuyên bố nghiêm túc. Những phát biểu nghiêm túc phải đến từ quan sát – đó là sự thật. Tôi chưa bao giờ đưa ra một ý kiến về chủ đề này. Vì vậy, nếu tôi chống lại truyện cổ tích, nó sẽ không phải là do một ý tưởng phi thường của tôi, mà vì một số thực tế (facts) nhất định, thực tế (facts) quan sát nhiều lần. Những thực tế (facts) này đến từ chính bản thân trẻ em và không phải từ lý luận của riêng tôi. Tôi chỉ lưu ý điều thực tế này: trẻ em đi học bắt đầu làm việc bằng tay và trở nên rất quan tâm đến những thứ của thế giới bên ngoài. Chúng tôi ghi nhận một sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở trẻ em. Khi chúng làm việc, sự quậy phá của chúng đã biến mất mà không cần phải chỉnh sửa và sự nhút nhát, thất thường, rối loạn của chúng…, tất cả đều biến mất như phép thuật.
Truyện cổ tích – nguy hiểm cho trí óc của đứa trẻ
Thực tế tuyệt vời này mang lại ý nghĩa quan trọng cho quan sát của chúng tôi. Nó đã chứng minh một thực tế sâu xa về những đứa trẻ mà chưa từng biết đến trước đây. Cùng với sự quậy phá, những đặc điểm khác cũng biến mất, thường được coi là rất tốt đối với trẻ em như, sự vâng lời cực đoan, bám mẹ, sự dè dặt … – tất cả đều biến mất cùng với sự quậy phá. Tình yêu lớn lao đối với truyện cổ tích cũng biến mất. Vì lý do này tôi nói rằng các hoàn cảnh nhất định tương ứng thực tế với môi trường (nghĩa là biểu hiện của trẻ phụ thuộc vào môi trường sống chứ không phải bản chất của trẻ kể cả việc việc trẻ thích truyện cổ tích – May Sóc). Tôi có thể trích dẫn nhiều trường hợp trong đó giáo viên kể truyện cổ tích cho trẻ và trẻ dần dần đi xa – đặc biệt là trẻ nhỏ – cho đến khi, chỉ còn những đứa trẻ lớn nhất ở lại nghe cô kể. Các em trên sáu tuổi ở lại và phần còn lại đã đi một cách tự nhiên để làm việc. Gần đây tôi đã có kinh nghiệm ở Ấn Độ. Đó là Giáng sinh và có một phụ nữ Đan Mạch với tâm ý rất tốt, người đã gọi tất cả các trẻ em quanh mình để kể cho chúng nghe câu chuyện về Chúa Giêsu nhỏ; câu chuyện của cô đầy những sự tôn sùng đáng kinh ngạc. Lũ trẻ tập trung quanh cây thông Noel nhưng một lần nữa các em nhỏ lại bỏ đi. Một số trẻ lớn tuổi lịch sự ở lại phía sau – mặc dù rõ ràng là chúng muốn nó sẽ nhanh chóng và kết thúc. Ngay khi cô ấy kết thúc, chúng nhanh chóng đi ra. Điều này cho thấy rằng trẻ nghe, hoặc ít nhất là những đứa lớn hơn đã nghe, nhưng bên trong chúng có thúc đẩy quan trọng hơn của tự nhiên. Vì vậy, chúng tôi không thấy sự quan tâm hoàn toàn. Nếu trẻ được tự do làm điều gì đó khác, trẻ sẽ chọn cái gì quan trọng hơn cho sự phát triển của chúng (hơn là đứng nghe câu chuyện không có thật – quan sát của bà MM là đối với những đứa trẻ bình thường hóa – May Sóc).
Đây là kinh nghiệm của tôi đối với trẻ em. Đối với tôi, tôi thích truyện cổ tích vô cùng và tôi thích những truyện ngắn. Những câu chuyện cổ tích rất đẹp, tuyệt vời và vui nhộn. Tất cả chúng ta đều thích sân khấu hay ballet; chúng ta thích nhìn thấy mọi người trong trang phục kỳ lạ và đẹp. Chúng ta bị mê hoặc. Chúng ta có loại trí óc này. Những câu chuyện thần tiên là những tác phẩm văn học rất quan trọng. Nếu tôi có thể, tôi sẽ làm một bộ sưu tập của tất cả các câu chuyện cổ tích trên thế giới để người lớn có thể biết chúng tốt hơn. Một số câu chuyện cổ tích đặc biệt thích nghi với trí óc của đứa trẻ, và một số về hoàng tử tìm kiếm công chúa… – phù hợp với trí óc của trẻ em gái. Một số câu chuyện cổ tích lại có một hành động công lý là điểm chính của chúng. Chúng là những câu chuyện nhỏ xinh đẹp cho trẻ em, nhưng không thể thay thế được những nỗ lực tập trung. Chúng ta phải nghiên cứu những đặc điểm nào đóng góp nhiều nhất cho báu vật tập trung này. Chúng ta cũng có thể tìm ra những đặc điểm nào của những câu chuyện này nhập vào trí óc của một đứa trẻ và giúp phát triển trí tuệ của em.
Câu chuyện cổ tích thường ngắn, rất rõ ràng và có rất ít ký tự. Các nhân vật điển hình: trẻ em nghèo, hoặc động vật. Có một điều gì đó trong mỗi câu chuyện có thể sắp đặt người hoặc động vật một cách khác thường. Môi trường cũng vậy, nói chung thường giới hạn theo cách đó; nó có thể là cung điện, một khu rừng, hoặc đường phố…, và được chiếu sáng bởi một cái gì đó chạm vào trí tưởng tượng. Trí tưởng tượng chỉ nhận được một kích thích. Loại vật liệu này thường dẫn đến công việc nội tâm của đứa trẻ để tái tạo lại một thứ có thể hiểu được.
Nếu chúng ta làm theo những đặc điểm này, chúng ta thấy rằng có thể đưa ra những ý tưởng của chúng ta cho trẻ em. Nếu chúng ta sử dụng cùng một phương pháp được sử dụng bởi truyện cổ tích, chúng ta có thể giao tiếp với trí óc của đứa trẻ. Vì vậy, thay vì chỉ đưa ra bất kỳ một bài học nào, chúng ta phải chuẩn bị những truyện ngắn theo những dòng này. Chúng phải bao gồm một vài, nhân vật rõ ràng với phẩm chất bất thường. Môi trường của các câu chuyện phải được giới hạn, nhưng đầy hấp dẫn và những điều mới, bởi vì sự quan tâm của một đứa trẻ là do sự kỳ diệu, bất thường.
Trẻ em có thể tái tạo lại mọi câu chuyện, nhưng chúng cũng giống như cái gì đó kết nối với chuyển động và môi trường thực sự. Chúng thích cái gì chúng có thể xử lý, để chúng có thể cố định ý tưởng trong trí óc của chúng. Đây có thể là một phép chiếu của một cái gì đó bên trong – cũng giống như cách chúng xây dựng bằng các hình khối và cát. Hãy để trẻ xây dựng một cái gì đó liên quan đến những gì chúng có trong trí óc của chúng; cung cấp cho chúng một cái gì đó mới phù hợp với tâm lý tự nhiên của chúng.
Trẻ em có khả năng tự nhiên để lấy (kiến thức) từ môi trường mà không cần có giáo viên. Chúng cũng có khả năng làm việc. Công việc kích thích trí óc của chúng. Chúng tôi đã nghiên cứu những thực tế (facts) này trước đây; bây giờ chúng tôi thấy rằng trẻ em cũng có khả năng để lấy (kiến thức) từ những câu chuyện kể bởi một người lớn. Chúng ta có thể cho chúng những câu chuyện giống như câu chuyện cổ tích và kiến thức hiện tại dưới hình thức kể chuyện. Ví dụ là, chúng ta có thể kể cho chúng lịch sử. Sự khác biệt giữa lịch sử và truyện cổ tích là lịch sử là thực tế (facts) còn truyện cổ tích là được phát minh. Lịch sử là thực tế, nhưng là thực tế ở xa (về mặt thời gian) chúng ta, và do đó có vẻ tuyệt vời. Chúng ta không thể nhìn thấy những gì đã xảy ra từ lâu; chúng ta chỉ có thể tưởng tượng nó. Lịch sử có thể là một bài tập để xây dựng trí tưởng tượng. Bạn không thể truyền đạt lịch sử qua các cảm giác – nó đòi hỏi trí tưởng tượng. Trẻ phải tái tạo lại các chi tiết bằng trí tưởng tượng của mình.
Câu chuyện về quá khứ (lịch sử) có thể chỉ là toàn những sự kiện nhàm chán, nhưng nó không nên được đưa ra theo cách này. Nó phải được đưa ra như một câu chuyện cổ tích. Các câu chuyện phải ngắn gọn, với một vài nhân vật nổi bật, và môi trường phải giới hạn, bất thường và rất rõ ràng. Các câu chuyện phải được xây dựng xung quanh một cái gì đó tuyệt vời. Lịch sử có thể cho thấy một môi trường rất khác biệt với chúng ta. Đứa trẻ sẽ không chỉ tái tạo lại câu chuyện, mà còn phát triển trí thông minh của mình. Không có trí thông minh, chúng ta không thể hiểu được bất cứ điều gì. Tất cả chúng ta sống trong một môi trường hẹp và nếu chúng ta chỉ lấy từ môi trường này, trí thông minh của chúng ta sẽ rất hạn chế. Chúng ta phải cung cấp kiến thức theo cách thức mà nó sẽ mang lại cái gì đó nhiều hơn nữa.
Chúng ta không thể làm ra các khám phá được trừ phi trước tiên chúng ta có thể tưởng tượng được những gì chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta không được nghĩ rằng trí tưởng tượng chỉ hoạt động thông qua truyện cổ tích. Trí năng hoạt động như một hình thức của trí tưởng tượng. Sau đó, các lý thuyết có thể được truyền cho người khác. Tất cả các lý thuyết, trên thực tế, là những thành quả của trí tưởng tượng của con người. Trí tưởng tượng là thực chất của trí thông minh của chúng ta. Tất cả lý thuyết, tất cả tiến bộ, xuất phát từ năng lực của trí óc để tái tạo lại cái gì đó. Khi Darwin xuất bản thuyết tiến hóa của ông, ông đã cho chúng ta một ví dụ về những gì trí tưởng tượng có thể làm, vì nó không phải là hoàn toàn đúng. Chúng ta không thể có tiến bộ mà không có trí tưởng tượng. Nhiều lý thuyết khoa học được hình thành trong trí tưởng tượng và tiến triển sau đó. Các lý thuyết được hình thành như những câu chuyện cổ tích trong trí tưởng tượng của chúng ta và sau đó được tái tạo lại trong trí óc của chúng ta. Mọi người có thể được đưa cho bất kỳ lý thuyết gì. Nhiều lý thuyết được chấp nhận rộng rãi sau này được coi là không đạt yêu cầu và bị loại bỏ. Chúng được nhận thông qua trí tưởng tượng. Tất cả mọi người đều có khả năng này – cả những người khám phá lý thuyết và những người tiếp nhận và tái thiết những lý thuyết đó. Vì vậy, phần cổ tích không thể bị bãi bỏ trong giáo dục – vì tại sao chúng ta không nên đặt mọi thứ vào một hình thức thú vị hấp dẫn, làm cho nó trở thành một kích thích cho trí tưởng tượng? Chúng ta không được truyền đạt (kiến thức) một cách lạnh lùng. Nếu chúng ta làm như vậy, nó sẽ trở nên nhàm chán – đặc biệt nếu nó là để được ghi nhớ. Mọi người đều có trí tưởng tượng; nó là cái gì đó tuyệt vời phản chiếu ánh sáng và các yêu cầu mở rộng. Chúng ta phải cho mọi thứ (kiến thức) theo một cách sống động. Chúng ta không được nghĩ đến những đứa trẻ nhỏ như những sinh vật chỉ hỏi những câu chuyện cổ tích. Chúng cần một cái gì đó phù hợp với chúng, vì vậy chúng ta có thể cho chúng cuộc sống. Những đứa trẻ tội nghiệp phải ngồi trong trường nghe những kiến thức thực tế (facts) và các lý luận tẻ nhạt, và phải ghi nhớ chúng, chỉ có thể có một sức mạnh tối thiểu của trí óc. Những trường học này giống như những nhà xác cho trí óc của con người. Những đứa trẻ này sẽ có những trí óc bị chết và cắt xén.
Tôi sẽ không dập tắt bất kỳ ngọn lửa, bất kỳ sự tuyệt vời, bất kỳ sự nhiệt tình nào. Ngược lại, tôi muốn soi sáng toàn bộ sự chỉ dẫn để mỗi hạt nhỏ của tri thức đều nhận được với sự hiểu biết và sự nhiệt tình. Bằng cách này, trí óc được phát triển và hoàn thiện. Sức mạnh của trí óc phải tăng lên khi học tập. Nó phải được nuôi dưỡng – không được chán và mệt mỏi.
Đây là điều tôi tin là sự thật. Tôi tin rằng thay đổi giảng dạy là cần thiết trong ý nghĩa tri thức phải được lấy vào thông qua trí tưởng tượng chứ không phải thông qua sự ghi nhớ. Giảng dạy phải được điều chỉnh cho mục đích này. Học sinh không được chán hoặc mệt. Chúng phải có sự nhiệt tình và sự nuôi dưỡng trí óc to lớn hơn. Các trường học cần một cuộc sống tinh thần mới. Một đứa trẻ không thể chỉ nghe toàn bộ thời gian. Một trí óc đang bắt đầu tồn tại không thể lấy vào tất cả mọi thứ bằng cách lắng nghe.
Giáo dục dựa trên sự thật
Chúng ta phải thấy con đường mới của chúng ta rõ ràng. Chúng ta phải cung cấp cho trẻ em ở trường những điều phù hợp với sự vĩ đại của loài người, những thứ cần thiết cho sự phát triển của em. Chúng ta phải tìm kiếm để mang sự sống cho toàn bộ giáo dục. Sau đó, giáo dục sẽ là một dưỡng chất và một phương tiện để phát triển trí óc lớn hơn bao giờ hết đã được phát triển trước đó. Giáo dục trong trường học phải giúp phát triển trí thông minh của con người.
Giáo dục không phải là việc bóc lột trí óc yếu đuối, một trí óc phải nhớ những điều nhàm chán. Ngày nay, các nhà giáo dục thảo luận thời gian cần dành cho mỗi môn học. (Một giờ? Hai giờ? Hai mươi phút?) Không phải là giới hạn của việc học là quan trọng. Đây không phải là cải cách. Cải cách giáo dục là mang lại cuộc sống và cung cấp kiến thức dưới hình thức cần thiết cho cuộc sống. Khi điều này được thực hiện, học sinh có thể học hỏi nhiều hơn chúng làm ngày nay, mà không có sự mệt mỏi. Chúng ta phải mở rộng chương trình. Trí óc được mở rộng với sự nuôi dưỡng dồi dào.
Trường của chúng tôi bắt đầu với ba đến bốn giờ làm việc và vẫn duy trì mở lâu hơn và lâu hơn. Rồi trẻ em bắt đầu đến làm việc thêm vào buổi chiều. Sau đó, cả giáo viên và các em bắt đầu trở nên nhiệt tình và vẫn còn tiếp tục ở trường trong vài giờ nữa. Giáo viên và trẻ em thích nó. Sau đó các giáo viên bắt đầu tiếp tục làm việc vào các buổi tối để chuẩn bị những điều thú vị cho trẻ em vào ngày hôm sau. Họ có mệt không? Không, họ rất phấn khởi và thích thú.
Cải cách giáo dục phải là một cuộc cải cách tâm lý sâu sắc. Nó không thể là một cải cách của giáo trình mà phải là một cải cách tâm lý.
Dịch bởi May Sóc Children’s House