Các hoạt động thực hành đời sống:
- Yêu cầu con đọc một công thức nấu ăn từ một cuốn sách rồi nấu thử món ăn đó cùng với con.
- Chỉ cho con cách cắm hoa.
- Hướng dẫn con cách pha nước sốt salad.
- Cùng nhau nướng bánh ngọt hoặc bánh quy.
- Đề nghị con nhặt một ít cành củi khô. Đưa cho con 2 viên gạch và chỉ cho con cách châm lửa ở bên ngoài nhà bạn. Hãy để con tự nấu ăn, bạn chỉ quan sát và hướng dẫn mà thôi.
Các hoạt động số học
- Có một hộp đựng tiền với nhiều mệnh giá khác nhau. Ví dụ: 500; 1.000; 2.000; 5.000 và 10.000 đồng, mỗi mệnh giá 10 tờ. Yêu cầu con đưa cho bạn 20.000 đồng ( hoặc 10.000 đồng) mà:
· Chỉ dùng tờ 500 đồng
· Dùng tờ 1.000 đồng.
· Dùng tờ 2.000 đồng
· Dùng tờ 5.000 đồng
· Dùng tờ 10.000 đồng
Yêu cầu con đưa cho bạn 10.000 đồng với 2 mệnh giá tiền khác nhau. Sau đó có thể yêu cầu con đưa 3 hay 4 mệnh giá khác nhau.
Cũng sau đó, lại yêu cầu con đưa cho bạn 20.000, 30.000 hay 40.000 đồng theo cách thức tương tự.
- Khi bạn đi du lịch hãy chơi trò đoán (guessing game) với con. Đầu tiên hãy để con cảm nhận quãng đường dài 1 km. Sau đó tiếp tục đề nghị con từ lần này đến lần khác đoán xem quãng đường từ một điểm này đến một điểm khác là bao xa.
- Yêu cầu con viết tên của tất cả các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 và viết bên dưới số ngày tương ứng của từng tháng, sau đó hãy để con cộng tất cả số ngày lại và tìm ra tổng số ngày của một năm.
- Nếu bạn có cân trong nhà bếp, hãy đưa cho con một vài vật và yêu cầu con cân chúng lên. Sau đó hãy đưa cho con một vật và yêu cầu con hãy tìm ra một vật khác mà có khối lượng chính xác bằng khối lượng của vật mà bạn vừa đưa cho con.
- Đọc một vài con số như: 3529; 9272; 2102; 6500; 7059; 3450; 2064…
- Bạn viết một vài con số lên giấy và để con đọc chúng.
- Hãy suy nghĩ về những bài toán cần dùng đến bốn phép tính số học và đặt các câu hỏi miệng cho con. Ví dụ:
· Con có 13 con tem. Nếu bạn con đưa cho con 10 con tem nữa, vậy là con sẽ có bao nhiêu tem?
· Con có 22 cái răng. Nếu có 2 cái bị gãy, vậy thì con còn lại bao nhiêu cái?
· Giá của một cái bút chì là 1.000 đồng. Con có 6 cái bút chì, vậy thì con phải trả hết bao nhiêu tiền?
· Con đã làm 12 cái bánh. Nếu bây giờ bố chia đều cho cả con, em trai con và bạn của con, vậy thì mỗi người sẽ có bao nhiêu cái?
- Hỏi con 2+5 bằng mấy? Con trả lời là 7; 7+3 bằng mấy? Con trả lời là 10; Bạn lại tiếp tục hỏi 10 + 5 bằng mấy? Con trả lời là 15… và cứ như vậy. Tiếp tục các câu hỏi trong khi con vẫn còn hứng thú.
Lưu ý: Việc đếm ngón tay khi làm phép cộng hoặc trừ phải bị phản đối.
- Đề nghị con vẽ những đường song song, đường thẳng đứng, đường ngang, đường xiên, đường gấp khúc… trên giấy ngay khi bạn gọi tên chúng, tên này sau tên kia.
- Đề nghị con vẽ các hình như hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình ô van, hình bầu dục, hình ngũ giác, hình lục giác, hình thất giác, hình bát giác, hình cửu giác, hình thập giác… ngay khi bạn gọi tên chúng ra.
- Đề nghị con viết mô tả về từng hình. Ví dụ: Tam giác có 3 cạnh và 3 góc.
- Yêu cầu con lấy một tờ giấy có kẻ hàng và đặt trước mặt mình. Sau đó bạn sẽ đưa ra những hướng dẫn và con được yêu cầu làm theo các hướng dẫn đó. Ví dụ:
Vẽ một đường thẳng ngay giữa để chia tờ giấy ra làm hai.
Vẽ một đường tròn ở góc trên bên trái. Viết tên ở góc dưới bên trái. Vẽ một số bông hoa ở phần bên phải.
Các hoạt động ngôn ngữ
- Hỗ trợ con viết thư tay cho bạn bè và các thành viên trong gia đình. Hãy để con tự viết địa chỉ, dán tem và tự mang thư đến bưu điện để gửi.
- Nếu như cạnh nhà có thư viện, hãy làm thẻ thư viện cho con và giúp con mượn sách về nhà đọc.
- Mặc dù con đã có khả năng tự đọc, bạn vẫn có thể đọc to cho con nghe. Điều này sẽ làm phát triển năng lực nghe của con.
- Chọn một cuốn sách và cùng với con đọc lần lượt, bạn đọc một đoạn ngắn rồi đến con đọc đoạn tiếp.
- Đề nghị con diễn lại một câu chuyện con đã đọc hoặc được bạn kể lại. Những người bạn của con cũng có thể hỗ trợ con.
- Đọc một cuốn sách cùng với nhau (không đọc lớn tiếng), và sau đó chia sẽ những điều bạn đã đọc cùng với nhau.
- Lựa chọn một vài bài thơ và cùng nhau đọc thuộc lòng chúng.
- Đề nghị con lên danh sách những từ mà gieo cùng vần với nhau. Ví dụ những từ kết thúc bằng âm “ed”: bed, red, said, fed, head, thread…
- Đề nghị con lên danh sách những từ có cùng cách phát âm nhưng khác nhau về cách đánh vần. Ví dụ: Know, no; To, two, too; Knot, not; Cereal, serial; Ate, eight; Road, rode; Right, write; Week, weak; Die, dye; Steel, steal; I, eye…
- Đề nghị con lên danh sách những từ có nhiều hơn một ý nghĩa. Ví dụ: Train (đoàn tàu – một phương tiện giao thông) và Train (đào tạo một ai đó).
- Hướng dẫn cho con cách dùng từ điển. Để con đọc lên một từ và bạn sẽ phải tìm kiếm từ đó trong từ điển. Đổi lượt. Đến lượt bạn nói một từ và con phải tìm kiếm một từ khác để thay thế từ nào đó như: Hạnh phúc, Hoàn hảo, Mềm mại…
- Mang một cuốn danh bạ điện thoại đến và nói chuyện với cho con về nó. Chỉ cho con cách tìm kiếm số điện thoại của một người nào đó. Chỉ cho con cách tìm các số điện thoại của cơ quan cảnh sát, cứu hỏa hay cấp cứu… Nói cho con biết về danh bạ những trang vàng.
- Hình thành thói quen viết các ghi chú để đưa cho con, và cũng nên khuyến khích con tự viết những ghi chú để đưa cho bạn. Ví dụ: “Hãy đi mua một cái thước và một gói bánh ở cửa hàng trên đường con đi học về chiều nay nhé.”
- Nói một từ ví dụ: đẹp, xa, gần, bên trong và yêu cầu con đặt một câu có sử dụng từ đó.
- Viết một từ dài trên bảng, ví dụ: Hippopotamus, Rhinoceros, Dinosaur… và yêu cầu con tạo ra những từ khác chỉ từ các chữ cái có trong từ đã cho mà thôi.
- Đặt ra một vài câu đố vui:
Cái gì có răng nhưng lại không thể cắn? (Cái lược)
Nó có 4 chân nhưng lại không thể đi đươc. Nó là cái gì? (Cái bàn)
Nó có 2 chữ và có chứa hơn 7 ký tự ở trong đó, nó là gì? (Bưu điện)
- Chia sẻ một vài chuyện cười.
- Đề nghị con viết tên của: 1 là tất cả những người mà con biết; 2 là tất cả những nơi mà con đã đến thăm; 3 là tất cả những lễ hội mà con từng tham dự; 4 là tất cả những món ăn mà con yêu thích.
- Cùng với con lập ra một bảng khảo sát về cuốn tạp chí. Yêu cầu con tìm xem chuyên trang thời tiết nằm ở trang nào hoặc thư tòa soạn hay chuyên trang thiếu nhi, trang thông tin thị trường hoặc phần tin tức thế giới là nằm ở những trang số mấy…
- Chơi trò trí nhớ: Đặt từ 8 đến 10 vật trên khay. Để con nhìn trong vòng một phút rồi cất đi, và yêu cầu con viết tên của các vật mà con có thể nhớ ra lên một tờ giấy.
- Đề nghị con lập nên một danh sách những đồ vật con tìm thấy trong nhà theo thứ tự bảng chữ cái alphabet. (Tên của các loại động vật, chim, các thành phố trong nước… cũng có thể được sắp xếp theo thứ tự này.)
- Chuẩn bị các bảng câu hỏi khác nhau, và đưa cho con lần này đến lần khác và yêu cầu con hoàn thành các bảng. Cấu trúc của các bảng này có thể như sau:
Tên bạn:
Ngày sinh: Tuổi:
Nơi sinh: Địa chỉ nhà:
Cân nặng hiện tại: Chiều cao hiện tại: …vv
Bao gồm các câu hỏi như: Trò chơi yêu thích của bạn là gì? Thức ăn yêu thích của bạn? Sở thích của bạn? Bạn muốn trở thành ai khi trưởng thành và tại sao? Bạn lo sợ điều gì?
- Đề nghị con lắng nghe các bản tin thời sự và để con kể cho bạn nghe hoặc ghi lại tất cả những gì con có thể hiểu được.
Các hoạt động khoa học
- Hỗ trợ con sưu tầm hình ảnh của nhiều loại động vật và phân loại chúng thành nhiều nhóm khác nhau như: các loại động vật có vú, các loại chim, các loại bò sát, các loại lưỡng cư, các loại cá.
- Sau này con có thể dán chúng vào một cuốn sách với những đầu đề đa dạng khác nhau.
- Khi con cắt rau củ hoặc hoa quả, giúp con vẽ lại mặt cắt ngang của chúng. Chỉ cho con cách các hạt được sắp xếp như thế nào.
- Đề nghị con ra ngoài và tìm 2 mẫu lá đơn khác nhau và 2 mẫu lá kép khác nhau.
- Đề nghị con ra ngoài và mang về một mẫu lá hình kiếm, một mẫu lá hình tim, một mẫu lá hình elip. Bạn cũng có thể yêu cầu con mang về một mẫu lá với mép nguyên và một mẫu lá với mép lá răng cưa…
- Đề nghị con vẽ lại vòng đời của bướm hoặc của ếch…
- Để con quan sát đường đi của một đàn kiến và đi theo chúng xem chúng đang đi về đâu và viết xuống những điều đó.
- Để con sử dụng kính lúp để nhìn các loại côn trùng mà con tìm thấy trong và xung quanh nhà.
- Đề nghị con nghe mạch đập của mình và đếm xem số nhịp tim trong vòng một phút.
- Đưa cho con một viên đá lạnh và để con ghi lại xem khoảng thời gian cần thiết để viên đá tan ra ở những nhiệt độ khác nhau, dưới ánh mặt trời hoặc ở nhiệt độ phòng.
- Đề nghị con lập một danh sách bao gồm tất cả các loại rau củ và viết xuống xem liệu những phần có thể ăn được của từng loại là thân cây/ lá/ củ/ hoa hay quả. Ví dụ: Cà rốt là củ, bắp cải là lá.
- Đề nghị con ghi lại khoảng thời gian cần thiết để một ngọn nến cháy hết. Một ngọn nến với kích thước khác có thể được sử dụng ở lần sau.
Các hoạt động địa lý
- Nói chuyện với con về cuộc sống của những con người ở những đất nước khác nhau.
- Đề nghị con vẽ hình lá cờ của những đất nước khác nhau và tô màu chúng.
- Khi con học về phương hướng, chuẩn bị một quả địa cầu và một tập bản đồ và hỏi con tìm xem: Việt Nam nằm ở bán cầu nào; Các tỉnh nằm ở phía bắc và phía nam của Việt Nam; Tên của một vài đất nước ở bán cầu nam và bán cầu bắc…; Bạn gọi tên một địa danh và để con tìm xem địa điểm đó nằm ở bán cầu nào.
- Chuẩn bị một tấm bản đồ của địa phương bạn sống, và đặt các câu hỏi về tấm bản đồ đó.
- Đề nghị con tự vẽ một tấm bản đồ riêng bằng trí tưởng tượng của mình – bằng cách vẽ một con đường chính và các con đường ngang và gọi tên chúng. Yêu cầu con đánh dấu vị trí của đền chùa, nhà thờ, bệnh viện, trường học, chợ.
- Đề nghị con lấy tập bản đồ và viết tên các tỉnh của Việt Nam theo thứ tự kích thước của chúng. Bạn có thể yêu cầu con tìm kiếm sự trợ giúp ở phần biểu đồ khu vực.
- Thực hiện tương tự với các đất nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.
- Con cũng có thể sắp xếp các tỉnh của Việt Nam theo thứ tự dân số của các tỉnh, sử dụng thông tin trong tập bản đồ.
- Đề nghị con lập danh sách các đại dương, đảo, vịnh, sông, hồ của Việt Nam…
- Đề nghị con lập danh sách các đất nước trồng bông, lúa mì, gạo, cao su, trà…
- Động viên con sưu tập các con tem và tiền xu từ các đất nước khác nhau.
- Động viên con vẽ tay các bản đồ khác nhau thay vì đồ lại hình.
- Giúp con vẽ lại cấu trúc của nhà bạn, cũng như là cấu trúc của từng phòng như cách mọi thứ được sắp xếp.
Các hoạt động lịch sử
- Tạo ra một dòng thời gian của gia đình bằng việc viết xuống những ngày tháng và các sự kiện quan trọng trong lịch sử gia đình đã diễn ra ngay bên cạnh những mốc thời gian đó.
Ví dụ: Đám cưới của bố mẹ. Ngày tôi sinh ra. Ngày em trai tôi ra đời…
Các hoạt động nghệ thuật và thủ công
- Làm thuyền giấy hoặc các sản phẩm gấp giấy hoặc origami cùng với nhau.
Các trò chơi
- Chơi trò hỏi đáp, bạn và con sẽ thay nhau đặt câu hỏi và trả lời.
- Đề nghị con lập một danh sách các thứ con sẽ cần cho một chuyến du lịch.
Sau đó chơi một trò chơi như sau. Bạn bắt đầu “Tôi chuẩn bị đi Bombay và tôi sẽ mang theo một cục xà bông.”
Con có thể sẽ nói “Tôi chuẩn bị đi Bombay và tôi sẽ mang theo một cục xà bông cùng một chiếc khăn tắm’
Bạn nói “Tôi chuẩn bị đi Bombay và tôi sẽ mang theo một cục xà bông cùng một chiếc khăn tắm và bàn chải răng”. Trò chơi cứ tiếp tục khi mỗi người sẽ bổ sung thêm một thứ mới vào danh sách.
Trò chơi này có thể chơi với tên những thứ mà bạn ăn hoặc những nơi mà bạn muốn đến…
- Cất dấu một vật ở trong phòng và để con tìm.
Viết những chỉ dẫn cho con ra một tờ giấy, để con đọc và tìm theo hướng dẫn.
Ví dụ: Bắt đầu từ cửa chính, đi thẳng tới cửa sổ và rẽ phải, bước đi 5 bước và tìm ở đó.
Nguồn: Tham khảo, trích dẫn có chỉnh sửa từ sách “Take Montessori Home – Đưa Montessori về nhà”, phát hành bởi Trung tâm Montessori Ấn Độ – IMC, dịch và lưu hành nội bộ bởi Trung tâm Montessori Việt Nam – VMC.
VMC – TRUNG TÂM MONTESSORI VIỆT NAM