“KỶ LUẬT VỚI SỰ TÔN TRỌNG” – Kỹ năng sống còn của cha mẹ để con phát triển lành mạnh và hạnh phúc

Đã bao nhiêu lần bạn phải tự hỏi mình: “liệu mình có đang dễ dãi quá hay tôn trọng con phải là như vậy mới đúng?”

*** Làm cha mẹ với sự tôn trọng con cái thật sự là cả một nghệ thuật, và đó là nghệ thuật bậc thầy chứ chẳng phải loại thường ! Đó là nghệ thuật tương tác với những linh hồn thiêng liêng trong trẻo nhất, làm sao để giúp những linh hồn đó gìn giữ sự xinh đẹp lung linh, chớ không bị vẩn đục mờ tối đi.
Và … KỶ LUẬT vẫn là món ăn tinh thần mà trẻ cần, nếu tôn trọng con ta phải trao cho đúng.

*** Đừng hiểu kỷ luật là gì đó tiêu cực và phải gây khiếp hãi cho người bị kỷ luật nhé, đó là một thái độ sai lầm đã bị dính với từ “kỷ luật” từ xa xưa. Bây giờ, hãy hiểu kỷ luật là những cách hướng dẫn, hỗ trợ ai đó để giúp họ thành công trong việc ngăn mình vượt qua những giới hạn của hành vi tiêu cực. Rõ ràng ta đều biết con trẻ cần điều này, và đó chính là kỷ luật. Ta có thể trao đi mà không gây khiếp sợ và tổn thương trẻ hay không? Mời các bạn đọc bài viết bên dưới nhé.

Những hành vi sai trái của một đứa trẻ tuổi chập chững thì không đáng xấu hổ, cũng không phải là hành vi cần bị trừng phạt. Chúng có thể là một trận khóc lóc để đòi hỏi sự chú ý, những lời gào thét để báo hiệu trẻ đã rất cần đi ngủ, hoặc những đòi hỏi để người lớn đưa ra hành động khẳng định những giới hạn rõ ràng và nhất quán hơn.

Đó là những cuộc đẩy đưa thử nghiệm của trẻ để phát triển tính độc lập non nớt đang hình thành bên trong mình. Bé đang chịu sự thôi thúc quá lớn muốn thoát ra khỏi những giới hạn, trong khi cũng khẩn thiết cần biết rằng mình được kiểm soát để an toàn. Chẳng cần phải đặt câu hỏi về việc trẻ em cần sự kỷ luật. Như chuyên gia về trẻ sơ sinh Magda Gerber đã nói: “Thiếu vắng kỷ luật không phải là cư xử tốt bụng với trẻ, mà đó là một sự bỏ mặc trẻ”.

Chìa khóa để thực hiện kỷ luật lành mạnh và hiệu quả là thái độ của chúng ta. Giai đoạn con ở tuổi chập chững biết đi là thời gian hoàn hảo để ta trau dồi các kỹ năng làm cha mẹ để trở thành một người lãnh đạo trung thực, thẳng thắn và nhân ái mà con cái chúng ta sẽ cậy nhờ vào trong nhiều năm sắp tới.

Chìa khóa để thực hiện kỷ luật lành mạnh và hiệu quả là thái độ của chúng ta.

Dưới đây là những gợi ý cho bạn:

  1. HÃY BẮT ĐẦU VỚI MỘT MÔI TRƯỜNG DỄ ĐOÁN TRƯỚC VÀ NHỮNG KÌ VỌNG THỰC TẾ.
    Những chu trình sinh hoạt ổn định, dễ dự đoán hằng ngày cho phép trẻ nắm được mình được mong đợi những gì. Đó là khởi đầu của kỷ luật. Nhà là nơi lý tưởng để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi dành phần lớn thời gian trong ngày. Tất nhiên, đôi khi chúng ta phải đưa trẻ theo mình ra ngoài trong những dịp khác nhau, nhưng chúng ta không thể mong đợi những hành xử tốt đẹp nhất của trẻ trong một bữa dạ tiệc, một buổi chiều dài ở trung tâm mua sắm hoặc khi ngày của trẻ được lên lịch sẵn trước nhiều hoạt động.
  2. ĐỪNG LO LẮNG, HOẶC XEM HÀNH VI SAI CỦA TRẺ LÀ SỰ TẤN CÔNG CÁ NHÂN.
    Khi những đứa trẻ độ tuổi chập chững biết đi có hành động mạnh bạo trong lớp học, cha mẹ thường lo lắng rằng con họ có thể lớn lên thành một kẻ hư hỏng, bắt nạt người khác, một đứa trẻ bạo lực. Những nỗi sợ hãi đó sẽ được giải phóng ra từ cha mẹ, chính điều đó có thể khiến đứa trẻ nội hóa những tính cách tiêu cực vào bản thân mình, hoặc ít nhất là trẻ bắt được dấu hiệu của sự căng thẳng ở cha mẹ, và điều này sau đó tạo động lực thúc đẩy hơn nữa hành vi sai trái. Thay vì dán nhãn những hành động của trẻ, hãy học cách khắc phục hành vi đó từ trong trứng nước bằng cách thờ ơ từ chối hành động đó. Nếu con bạn ném bóng vào mặt bạn, hãy cố gắng đừng tỏ ra khó chịu. Bé không làm điều đó vì không thích bạn và bé không phải là một đứa trẻ xấu. Bé chỉ đang đặt ra câu hỏi cho bạn (theo phong cách của trẻ độ tuổi chập chững) về những giới hạn mà bé cần, nhưng có thể bé vẫn chưa nhận được câu trả lời mình cần.
  3. TRẢ LỜI NGAY LẬP TỨC, BÌNH TĨNH, NHƯ MỘT CEO (GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CỦA MỘT CÔNG TY).
    Việc tìm ra giọng điệu phù hợp khi thiết lập các giới hạn với trẻ có thể cần được luyện tập trong một thời gian. Gần đây, với những cha mẹ gặp trở ngại với điều này, tôi đã khuyến khích họ hãy tưởng tượng rằng họ là một giám đốc điều hành thành công và đứa con của họ là một nhân viên dưới cấp được tôn trọng. Giám đốc điều hành giúp cấp dưới sửa lỗi với sự tự tin và những mệnh lệnh hiệu quả. Cô ấy không sử dụng giọng điệu không chắc chắn, ngờ vực, tức tối hoặc cảm xúc . Con của chúng ta cần cảm thấy rằng chúng ta không lo sợ trước hành vi của chúng, hoặc mâu thuẫn khi thiết lập các quy tắc. Bé cảm thấy an lòng nếu chúng ta quản lý được mọi việc một cách nhẹ nhàng không cần nỗ lực. Các lời giảng đạo, phản ứng theo cảm xúc, la mắng và trừng phạt không mang lại cho đứa trẻ thông tin rõ ràng mà nó cần, mà có thể tạo ra cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Một lời nói đơn giản, rõ ràng đúng thực tế, là “Mẹ sẽ không để con làm điều đó. Nếu con ném nó một lần nữa, mẹ sẽ cần phải lấy nó khỏi tay con ” – trong khi vô hiệu hóa hành vi sai bằng cách dùng tay mình của mình ngăn trẻ khiến trẻ không thể có cách nào để tiếp tục, là phản ứng tốt nhất. Nhưng hãy phản ứng ngay lập tức. Một khi khoảnh khắc đã trôi qua, đã quá muộn. Hãy chờ lần tiếp the và hành động kịp để ngăn chặn thành công ngay khi trẻ định lặp lại.
  4. NÓI CHUYỆN Ở NGÔI THỨ NHẤT.
    Cha mẹ thường có thói quen gọi mình như là người thứ ba khi giao tiếp với con, Độ tuổi chập chững biết đi là thời điểm để thay đổi thành ngôi thứ nhất để có cách giao tiếp trung thực, trực tiếp nhất có thể. Trẻ sẽ thử các ranh giới để làm rõ các quy tắc. Khi tôi nói “Mẹ Janet không muốn bạn Emma đánh con chó”, tôi đã không trao cho con mình sự tương tác thẳng thắn (‘mẹ’ và ‘con’) mà bé cần.
  5. KHÔNG BAO GIỜ “TIME -OUT” (Tách rời trẻ ra khỏi bối cảnh và người chăm sóc, bắt trẻ phải ở một mình trong một khoảng thời gian nhất định).
    Tôi luôn nhớ tới câu hỏi của chuyên gia về trẻ sơ sinh Magda Gerber trong chất giọng Hungary “Tách ra khỏi cái gì vậy? Tách ra khỏi cuộc sống sao?” Magda là người tin tưởng vào ngôn ngữ trung thực, thẳng thắn giữa cha mẹ và con cái. Cô không tin vào những mánh khóe như ‘Time – out’, đặc biệt là để điều khiển hành vi của trẻ hoặc trừng phạt trẻ. Nếu một đứa trẻ cư xử sai trong một tình huống ở nơi công cộng, đó thường là thông điệp của trẻ cho thấy rằng bé đang mệt mỏi, mất kiểm soát và cần phải rời đi. Hãy bế con lên xe để đưa về nhà, cho dù con vừa vùng vẫy, vừa gào thét, đó là một cách giải quyết thể hiện sự tôn trọng con. Đôi khi một đứa trẻ nổi cơn thịnh nộ ở nhà và cần được đưa về phòng riêng để vật vã khóc lóc trong sự hiện diện của chúng ta cho đến khi chúng lấy lại được sự tự chủ. Đây không phải là những hình phạt, mà là những phản hồi có sự quan tâm ân cần của cha mẹ.
  6. HIỂU ĐÚNG VỀ HỆ QUẢ CỦA HÀNH VI SAI.
    Trẻ độ tuổi chập chững học được sự kỷ luật tốt nhất khi trẻ được trải nghiệm những hậu quả tự nhiên xảy ra khi trẻ thực hiện hành vi, thay vì một hình phạt không liên quan đến hậu quả của hành vi như là time-out. Nếu trẻ ném thức ăn, bữa ăn của trẻ sẽ phải kết thúc. Nếu một đứa trẻ không chịu mặc quần áo, chúng ta sẽ không đi công viên hôm nay. Những phản hồi này của phụ huynh thể phù hợp với nhận thức về sự công bằng hợp lí ở trẻ. Đứa trẻ có thể vẫn phản ứng lại một cách tiêu cực với những hậu quả đó, nhưng bé không phải cảm thấy bị người lớn thao túng hoặc xấu hổ về bản thân.
  7. ĐỪNG KỶ LUẬT MỘT ĐỨA TRẺ VÌ ĐÃ KHÓC.
    Trẻ em cần các quy tắc để hành xử đúng, nhưng trẻ phải được cho phép, thậm chí là khuyến khích việc thể hiện những cảm xúc của chúng đối với các giới hạn mà chúng ta đưa ra (hoặc bất kỳ điều gì khác. Độ tuổi chập chững biết đi có thể là khoảng thời gian có những cảm xúc rất xung đột và mạnh mẽ. Trẻ có thể cần bày tỏ sự tức giận, thất vọng, bối rối, kiệt sức và thất vọng, đặc biệt nếu chúng không đạt được những gì chúng muốn vì chúng ta đã đặt ra giới hạn cho điều đó. Một đứa trẻ cần được tự do bày tỏ cảm xúc của mình một cách an toàn mà không có sự phán xét của chúng ta. Bé có thể cần một cái gối để đấm vào – hãy cho bé một cái.
  8. TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN.
    Việc thu hồi lại tình cảm của chúng ta như một hình thức kỷ luật dạy cho một đứa trẻ rằng tình yêu và sự hỗ trợ của chúng ta sẽ trở nên sụt giảm và biến mất vì hành vi sai trái nhất thời của trẻ. Làm thế nào mà điều đó có thể nuôi dưỡng cảm giác an ổn của trẻ? Có nhiều tài liệu đã phân tích những tác hại của kiểu “kỹ năng làm cha mẹ có điều kiện ” này, đó là khi đứa trẻ sẽ phát triển thành người con bực bội, không tin tưởng và không thích cha mẹ của mình, mang cảm giác tội lỗi, xấu hổ và đánh giá thấp giá trị bản thân.
  9. ĐÁNH ĐÒN – KHÔNG BAO GIỜ.
    Điều tổn hại nhất đối với một mối quan hệ trên nền tảng của sự tin cậy là trừng phạt đòn roi. Và đánh đòn con là một dấu hiệu dự báo là ta sẽ có đứa con bạo lực sau này. Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng “bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy rằng phản ứng hậu quả của trẻ em khi bị đánh đòn là có thể khiến chúng thể hiện bạo lực nhiều hơn về lâu dài. chẳng hạn trong số gần 2.500 trẻ trong nghiên cứu, những trẻ bị đánh đòn thường xuyên hơn ở tuổi 3 có nhiều khả năng trở nên hung hãn hơn ở tuổi lên 5 ”.
    Việc cố tình gây ra sự đau đớn cho một đứa trẻ không thể được thực hiện bởi tình yêu thương. Tuy nhiên, đáng buồn thay, đứa trẻ thường học được rằng cả hai điều này đã kết hợp thành một.
    Tình yêu với con không có nghĩa là luôn giữ cho con hạnh phúc và tránh mọi mâu thuẫn với con. Mà thật ra, tình yêu con lại chính là việc ta làm được điều mà cảm thấy khó khăn nhất… nói “Không” và thật sự kiên định với ý nghĩa của “Không”.
Đừng hiểu kỷ luật là gì đó tiêu cực và phải gây khiếp hãi cho người bị kỷ luật nhé, đó là một thái độ sai lầm đã bị dính với từ “kỷ luật” từ xa xưa. Bây giờ, hãy hiểu kỷ luật là những cách hướng dẫn, hỗ trợ ai đó để giúp họ thành công trong việc ngăn mình vượt qua những giới hạn của hành vi tiêu cực. Rõ ràng ta đều biết con trẻ cần điều này, và đó chính là kỷ luật. Ta có thể trao đi mà không gây khiếp sợ và tổn thương trẻ hay không?

Con cái của chúng ta xứng đáng nhận được những phản hồi trung thực và trực tiếp của chúng ta để chúng có thể hiểu được ‘đúng’ và ‘sai’, đồng thời phát triển được sự tự kỷ luật cần thiết để tôn trọng người khác và được người khác tôn trọng. Như Magda Gerber đã nói: “Mục tiêu của chúng ta là tạo nên sự tự kỷ luật, sự tự tin và sự vui vẻ khi hợp tác với ba mẹ.”

Tác giả: Janet Lansbury
Link gốc: https://www.janetlansbury.com/…/no-bad-kids-toddler…/
Dịch bởi: Casa mia Montessori.

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us