Có một điều rất quan trọng trước khi dạy trẻ tự lập cần đưa ra các nguyên tắc ứng xử với trẻ trong môi trường làm việc với trẻ cũng như trong mọi hoạt động của trẻ nhằm rèn luyện cho trẻ những phẩm chất đạo đức không kiêu ngạo, không tự mãn, giúp trẻ có tâm lý kiên cường, chịu được đả kích ngay từ nhỏ.

Để bé tự làm việc
Cho bé thật nhiều cơ hội làm việc.
Cho bé thời gian để bé làm việc theo tiến độ phù hợp với mình.
Chấp nhận việc bé làm sai, làm vỡ,… bé sẽ tự học từ chính lỗi sai của mình.
Chỉ quan sát bé làm việc mà không can thiệp, nhận xét, hướng dẫn, thúc giục,…
Chỉ khi trẻ có những hành vi xung đột hoặc làm người khác tức giận, hay có những hành vi thô lỗ, không lịch sự thì mới dừng bé lại, cách ly, giải thích, hướng dẫn lại,…
Tôn trọng những cảm giác của trẻ. Khi trẻ đang hứng thú, đang say sưa với 1 cái gì đó, nên ghi nhận, tham gia, giúp đỡ trẻ.
Để trẻ làm việc mà trẻ muốn, miễn là không nguy hiểm.
Dạy trẻ các giới hạn
Trẻ cần hiểu các giới hạn trước khi tham gia vào hoạt động hoặc môi trường mới.
Giải thích với trẻ hậu quả của việc vượt qua giới hạn.
Khi trẻ ứng xử sai nguyên tắc: cách ly.
B1: dừng hình. Dừng lại, tách bé ra khỏi hoạt động, nói chuyện.
B2: nếu bé khóc. Tìm cách để bé trấn tĩnh lại. Ví dụ đưa sang phòng khác hoặc ngồi ngay trong phòng đó trên một chiếc ghế thoải mái, cho bé đồ chơi mà bé thích, nghe nhạc,…
B3: khi đã bình tĩnh nói chuyện thì giải thích cho bé cách ứng xử đúng.
Nếu bé đồng ý luật chơi thì có thể trở lại hoạt động chung với lớp, nếu không thì bé sẽ tự chọn hoạt động khác.
Khi nói chuyện với trẻ
Đến gần chỗ trẻ
Quỳ xuống cho ngang tầm mắt với trẻ
Nhìn vào mắt trẻ
Nói chuyện
Ôm hôn
Phải xin phép trẻ mới được thực hiện
Cách thể hiện: ôm nhẹ, má áp vào má
Không hôn môi, không hôn má
Sử dụng đồ dùng đúng cách, đúng mục đích
Hướng dẫn cho bé tác dụng và cách dùng của từng đồ dùng
Giải thích các nguy hiểm nếu dùng không đúng cách
Khi bé dùng sai: hỏi bé cái đấy để làm gì nhỉ
Làm gương cho bé
Cho trẻ lựa chọn
Cho trẻ thoải mái lựa chọn hoạt động, nhưng nếu hoạt động đó đang được làm bởi người khác thì phải chờ
Bố trí sẵn cho bé 2-3 sự lựa chọn theo ý bạn để bé chọn gì cũng được
Hỏi bé con thích cái A hay cái B
Không dùng câu mệnh lệnh mà luôn hỏi
Cái gì không muốn con làm thì đừng cho con nhìn thấy hoặc lấy được
Đừng sử dụng hình thức lựa chọn để ràng buộc hay đe dọa con bạn
Ngôn ngữ tích cực
Thay vì ra lệnh “Đi ra khỏi bàn”, bạn nhấc bé khỏi bàn và nói, “Đặt chân
xuống sàn nhà.”
Thay vì nói con hư quá, hãy nói làm như thế này là chưa lịch sự, cần dạy bé các khái niệm, giá trị
Động viên chứ không khen
Thay vì nói, “Con đúng là một người giúp việc giỏi”, hãy nói “Cám ơn con đã dọn bàn ăn”.
Mô tả chi tiết việc bé đã làm đúng.
Thể hiện sự ghi nhận bằng cách tán thành, cảm kích, cám ơn, ngạc nhiên,…
Không dùng vật chất để thưởng.
Xử phạt
Để trẻ trải nghiệm hậu quả của chính việc mình làm.
Khen thưởng hoặc xử phạt đều phải liên quan chặt chẽ với nhau giữa thời gian và nội dung hành vi của trẻ, thời gian để càng lâu thì hiệu quả càng giảm. Không đợi đến tối bố về.
Cố định lịch sinh hoạt
Duy trì những thói quen hằng ngày một cách nhất quán.
Bố trí thời gian hợp lý, trẻ cần thời gian ngủ, ăn, chơi với các thành viên gia đình, và nhiều cơ hội để đốt cháy năng lượng và giải trí ngoài trời.
Đôi khi trẻ quá say sưa với công việc, ví dụ đến giờ ăn, hãy cho trẻ chọn làm việc tiếp (thời gian ăn sẽ ít đi) hoặc ăn.
Mọi thao tác đều phải thực hiện đúng 1 trình tự
Lịch sinh hoạt thay đổi theo mùa, nên tuân theo thời gian mặt trời mọc và lặn
Thống nhất cả nhà
Những nguyên tắc chung trong gia đình áp dụng cho tất cả mọi người
Tốt nhất là bàn bạc để thống nhất rồi viết ra
Dành thời gian ôn tập đế áp dụng
Khi có hành vi sai, hãy mô tả và giúp nhau cải thiện
Ngăn nắp, trật tự
Để đồ dùng đúng chỗ
Có thể dán chữ để nhận biết
Khi thấy đồ dùng để sai thì chỉ cho bé thấy và để bé tự cất, người lớn cũng vậy
Nếu bé không chịu cất thì ???? thường là sẽ cất lên cao, hoặc cất luôn
Khi trẻ mất kiểm soát
Xem bé có đói, mệt, nản chí hay quá khích động hay không. Từng trường hợp riêng sẽ cần một cách phản ứng khác nhau.
Yêu thương vô điều kiện
Coi lỗi lầm là chuyện bình thường
Giúp đỡ bé giải quyết hậu quả
Cho bé thấy dù bé có sai, ta vẫn luôn yêu thương bé
Đề nghị một cách lịch sự
Không dùng câu mệnh lệnh
Luôn bắt đầu bằng: con có thể
Nghiêm túc trả lời mọi câu hỏi của trẻ
Ghi lại mọi câu hỏi của trẻ kèm câu trả lời của bạn và trẻ, đó sẽ là cuốn bách khoa toàn thư của riêng bạn
Nếu trả lời được thì trả lời ngay, hoặc cách hay hơn là dùng câu hỏi gợi mở, giúp trẻ động não và tự tìm ra câu trả lời
Nếu không trả lời được thì đố lại trẻ, hoặc cùng tìm hiểu nhé, và google
Thường xuyên ôn lại sổ ghi chép
Nói với trẻ nên làm thế nào chứ không nên nói không được, cấm
Các nghiên cứu cho rằng việc quát tháo la mắng hay ngăn cấm sẽ vô hình gây ra tác dụng ngược làm hạn chế hoặc kìm hãm khả năng phát triển năng lực nội tại bên trong trẻ hoặc tệ hơn có thể khiến trẻ phát triển theo một hướng hoàn toàn lệch lạc mà vô tình các bậc cha mẹ không nhận ra.
Tôn trọng quyền sở hữu của trẻ
Đồ dùng của trẻ thì để cho trẻ tự quản lý
Trẻ có thể cho mượn hoặc không, đều phải tôn trọng
Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng con mình trở thành những con người được giáo dục và nuôi dưỡng tốt nhất, biết cách đối nhân xử thế, được mọi người yêu mến. Vì vậy việc đồng hành thực hiện tốt các quy tắc ứng xử với trẻ trong gia đình rất quan trọng.