Những điều kỳ thú về thế giới thực vật qua phương pháp Montessori

Thế giới thực vật bao la và vô vàn những điều kỳ thú thu hút sự tìm tòi, muốn khám phá của trẻ. Thông qua phương pháp Montessori, bố mẹ có thể dễ dàng đưa trẻ đến với thế giới thực vật một cách tự nhiên, làm khơi gợi sự thích thú của trẻ, đồng thời giúp trẻ trở thành một khoa học nhí nhờ các bài học thực tế đầy thú vị. Cùng tham khảo ngay bên dưới nhé!

Những điều kỳ thú về thế giới thực vật qua phương pháp Montessori
Những điều kỳ thú về thế giới thực vật qua phương pháp Montessori

Khái niệm về tủ thực vật

Tủ thực vật là một giáo cụ trực quan, giới thiệu nhiều hình dạng lá khác nhau và giúp trẻ hiểu khái niệm của một hệ thống phân loại thực vật. Chiếc tủ bao gồm ba ngăn kéo, đựng mười bốn hình dạng lá bằng kim loại màu xanh lá cây, có núm cầm.

Tủ thực vật

Đầu tiên, bạn sẽ cùng trẻ quan sát cây cối xung quanh, ở trong nhà hay ngoài vườn. Bạn giải thích cho trẻ rằng cây mọc từ đất, có thân, có lá,… Bạn nên khuyến khích trẻ quan sát tỉ mỉ và chú ý các hình dạng khác nhau của lá. Sau đó, bạn đưa tủ thực vật ra, giới thiệu ngăn kéo đầu tiên. Bạn chỉ cho trẻ cách cầm vào núm của các hình dạng lá và đặt nhẹ nhàng xuống thảm như thế nào. Trước khi xếp lại vào tủ, bạn dùng que chỉ vòng quanh hình dáng chiếc lá. Sau đó đến lượt trẻ có thể khám phá tất cả các hình dạng của lá cây trong tủ bằng cách ấy.

Một thời gian sau, bạn mang ba chiếc lá thật rồi rút từ trong tủ ra những hình dạng lá tương ứng. Bạn chỉ chiếc lá đầu tiên: “Chiếc lá này giống hình gì?” – “Giống hình trái tim. Người ta nói rằng chiếc lá có hình trái tim.” Bạn yêu cầu trẻ tìm mẫu lá tương ứng ở trong tủ thực vật và cũng làm như thế với hai chiếc lá kia. Sau đó, ta thực hiện bài học ba giai đoạn để ghi nhớ từ vựng. Bạn cũng làm tương tự với các lá khác ở trong tủ thực vật.

Các thẻ trong tủ thực vật

Ba loại thẻ kết hợp có trong tủ thực vật: mỗi lá được thể hiện trên ba chiếc thẻ, thẻ thứ nhất với hình dạng lá đầy đủ, thẻ thứ hai với nét vẽ đậm và thẻ thứ ba với nét vẽ thanh mảnh. Sau khi trẻ đã xem và thao tác với tất cả các lá trong tủ thực vật, chúng ta giới thiệu các thẻ cho trẻ, bắt đầu bằng sáu hay bảy thẻ với hình dạng lá đầy đủ. Chúng ta đặt chiếc thẻ đầu tiên lên thảm rồi đề nghị trẻ tìm chiếc lá tương ứng trong tủ thực vật, sau đó xếp chồng lên hình vẽ. Để trẻ làm tương tự đối với các thẻ khác.

Trẻ có thể tự làm bằng cách rút bộ thẻ ra rồi kết hợp với các mẫu lá trong tủ. Chúng ta tiếp tục dạng bài tập này với hai loại thẻ khác (nét vẽ đậm và nét vẽ thanh). Sau đó, có thể tổ chức một trò chơi trí nhớ thị giác (nhiều trẻ có thể làm cùng nhau): chúng ta đặt lên một tấm thảm tất cả các mẫu lá trong ngăn kéo; trên tấm thảm khác để khá xa, bạn xếp tất cả các thẻ tương ứng ra rồi xáo trộn chúng. Bạn giơ một mẫu cho trẻ xem và trẻ phải đi tìm trên tấm thảm kia ba chiếc thẻ tương ứng (hình dáng đầy đủ, nét vẽ to và nét vẽ thanh mảnh). Chúng ta tiếp tục hoạt động như vậy và có thể đổi vai.

Có thể bố mẹ cần: Hiểu hơn tầm quan trọng của thiên nhiên qua phương pháp Montessori.

Các hoạt động xếp hình thực vật

Có bộ ba xếp hình (cây, lá, hoa) giúp trẻ xác định các bộ phận chính của cây. Bạn chỉ đơn giản giới thiệu với trẻ, bày cho trẻ cách cầm núm nhấc tất cả các mảnh ghép, nhẹ nhàng đặt sang bên cạnh mà không để cho chúng chạm vào nhau. Sau đó, bạn xếp lại, chú ý đến những gì bạn làm và các mảnh ghép mà mình lựa chọn. Tiếp theo, trẻ có thể tự do xếp hình, trong hay ngoài bảng đỡ. Ở giai đoạn này, bạn không nêu tên các bộ phận của cây, chúng ta sẽ dạy trẻ cùng các thẻ trong các bài học sau. Trẻ có thể sử dụng các bộ xếp hình để thực hiện cắt dán, giống như bộ xếp hình địa lý.

Thẻ danh mục thực vật

Thẻ danh mục thực vật giúp xác định và nêu tên các bộ phận của cây, mang lại vốn từ vựng cụ thể và chi tiết cho trẻ sau khi quan sát và trải nghiệm. Các thẻ dần dần được giới thiệu cho trẻ từ năm tuổi rưỡi trở lên.

Đây là một ví dụ với các bộ phận của cây: đầu tiên, bạn cùng trẻ ra ngoài quan sát cây cối và cùng trao đổi một cách cởi mở. Bạn so sánh cây với trẻ: vỏ cây giống như da, những cành cây giống như cánh tay, thân cây như thân người vậy,… Nếu ở trong nhà, bạn sử dụng bộ thẻ danh mục để giới thiệu các bộ phận của cây cho trẻ.

Chúng ta bắt đầu một cuộc trò chuyện. Cách này giúp trẻ nói ra những gì trẻ đã biết trước khi đưa bộ thẻ ra: “Bộ phận nào của cây nằm dưới đất?”… Sau đó, chúng ta khuyến khích trẻ tự vẽ các sơ đồ, làm cuốn sổ tô màu các bộ phận của cây. Khi trẻ nắm bắt rõ danh mục đầu tiên này thì chúng ta tiếp tục đi sâu vào chi tiết, với các loại rễ cây khác nhau, các bộ phận của rễ cây,… Các danh mục thực vật rất nhiều và phong phú. Bạn chỉ giới thiệu sau khi trẻ quan sát thực tế, chú ý liên hệ phù hợp với quá trình tiếp thu của trẻ.

Sự trao đổi nước ở thực vật

Bạn cùng trẻ chọn một cây nhỏ, cắt cây rồi quan sát vết cắt. Từng giọt nước chảy xuống: đó chính là nước lưu thông trong thân để nuôi sống cây. Tiếp theo, trẻ sẽ tiến hành một thí nghiệm để thấy rõ sự hấp thu nước của cây. Trẻ rót đầy nước vào hai lọ đó rồi cắm vào mỗi bình hai bông hoa trắng vừa cắt. Sau một khoảng thời gian, một trong hai bông hoa sẽ hơi ngả sang màu xanh. Bạn để cho trẻ ghi nhận kết quả rồi cùng trẻ thảo luận về những giả thiết của trẻ để tăng thêm niềm vui tự khám phá của trẻ.

“Trích tủ sách ươm mầm – Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori.”

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us