Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Hiểu được ngôn ngữ của trẻ sơ sinh giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé. Mẹ cũng đỡ bận rộn hơn và dễ suy nghĩ, dễ ngủ hơn, đỡ cảm thấy stress với các tình huống phán đoán trẻ đang cần gì.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?
Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Trẻ sơ sinh muốn nói gì thông qua tiếng khóc, mẹ đã biết chưa?

Nhiều mẹ thường sợ khi nghe tiếng khóc của em bé bởi những âm thanh “đáng sợ” này thường khiến mẹ bối rối không biết mình nên làm gì, có phải cứ nhét ti vào một cái là sẽ giải quyết được mọi tình huống.

Mẹ bình tĩnh nhé, điều trẻ sơ sinh cần nhất chính là mẹ hãy dành thời gian để làm quen với ngôn ngữ tiếng khóc của con. Mỗi một nhu cầu ăn, ị, cáu giận, khó chịu cũng có nghĩa là tông giọng tiếng khóc của con sẽ có sự khác biệt đấy mẹ ơi.

Nếu con khóc vì đói:

Tiếng khóc thường lặp đi lặp lại, càng lúc càng to và đôi khi nghe hơi hoang dại. Tay bé sẽ quơ cào khắp nơi hoặc thậm chí là đút tay vào miệng và mút chùn chụt. Nếu bế bé lên, bé sẽ quay đầu về hướng có ti mẹ và rúc đầu tìm kiếm.

Nếu con khóc vì khó chịu, muốn ợ hơi:

Thường xuất hiện ngay sau khi con ăn xong. Tiếng khóc chói tai kết hợp với đầu gối con co lên đến ngực và con sẽ ưỡn lưng ra sau.

Nếu con khóc vì gắt ngủ:

Hầu hết sẽ giống như tiếng khóc của người đang cáu kỉnh. Tiếng khóc không cao, thường ngắt quãng. Ngoài ra con sẽ dụi mắt, mút tay hoặc mắt lờ đờ.

Nếu con khóc vì bị ốm:

Tiếng khóc to, đều đều và kéo dài hàng giờ trong ngày.

Hay đơn giản con khóc vì muốn được mẹ vỗ về:

Khác với khóc to khi đói, cảm giác muốn mút mát ti mẹ chỉ là tiếng khóc nhỏ, rên rỉ, bé sẽ mút tay hoặc mút chùn chụt. Đây là lúc mẹ thường dễ nhầm lẫn rằng con đang đói.

Tiếng khóc của trẻ như một tín hiệu báo đến mẹ trẻ đang cần một điều gì đó, hiểu ngôn ngữ của trẻ giúp mẹ nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng mà trẻ đang muốn thực hiện!

Những âm thanh ọ ẹ của con và ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh muốn nói với mẹ

Bác sĩ nhi khoa người Úc, Priscilla Dunstan đã nghiên cứu và tìm hiểu về các âm thanh của trẻ giai đoạn đầu đời (trẻ sơ sinh – 3,4 tháng tuổi) trong hơn 20 năm qua. Hàng ngàn cử chỉ của các em bé với nhiều quốc tịch khác nhau đã được ghi lại trong quá trình nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, các ân thanh phản ứng thuở ban đầu của trẻ mang tính khái quát quốc tế.

Từ 4 tháng trở đi, bé bắt đầu phát ra những âm thanh mang ý nghĩa giao tiếp liên quan nhiều hơn đến các nhu cầu thể chất.

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?
Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh như muốn nói với mẹ tất cả về thế giới của trẻ

Đây là những âm thanh mà bác sĩ Priscilla cho rằng, nếu cha mẹ hiểu được ý nghĩa của chúng thì việc đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn:

–“Neh – Con đang đói mẹ ơi!”: Đây là một trong những ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh. Âm thanh nghe như tiếng chép chép miệng này được tạo ra khi bé đẩy lưỡi lên vòm miệng và tạo thanh tiếng kêu như đang bú mút.

– “Eh – Con muốn ợ hơi”: Âm thanh này được hình thành khi không khí dư thừa bắt đầu ra khỏi thực quản của bé và bé cố gắng tạo phản xạ để ợ ra khỏi miệng.

– “Owh- Con mệt/buồn ngủ rồi”: Đây là một trong những ngôn ngữ cơ thể của trẻ sơ sinh. Khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, bé sẽ gập môi và phát ra tiếng kêu kiểu này rồi sau đó là ngáp ngủ.

– “Heh – Con không thấy thoải mái đâu!”: Khi bé cảm thấy không thoải mái, bé sẽ cố gắng di chuyển cả cơ thể, giật mạnh tay chân, những hành động này tạo ra tiếng động và miệng bé hơi há ra để phát âm thanh.

– “Eairh- Con bị đầy hơi và đau bụng”: Trong khi cố gắng thoát khỏi cơn đau bụng, đầy hơi, bé sẽ phát ra âm thanh như bị méo tiếng và biến thành tiếng rên trong khi bé ưỡn căng bụng rồi thở ra.

Ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh
Các bố cũng nên tìm hiểu ngôn ngữ của trẻ để dễ dàng giao tiếp

Những chuyển động cũng là ngôn ngữ cơ thể trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Đôi bàn tay, bàn chân, cách con vận động cơ thể cũng là một thứ ngôn ngữ đặc biệt đòi hỏi các bà mẹ như chúng ta cần từ từ tìm hiểu để biết thêm về em bé của mình.

Trong đó bao gồm 6 chuyển động phổ biến thay lời nói như sau:

Ưỡn lưng – ngôn ngữ cơ thể ở trẻ sơ sinh

Các bé dưới 2 tháng tuổi sẽ thường xuyên có biểu hiện này khi bé cảm thấy đau đớn và khóc dạ đề (các cơn khóc dai dẳng kéo dà vào một thời điểm nhất định trong ngày).

Nếu bé cong, ưỡn lưng ngay sau khi ăn xong thì đây là dấu hiệu cho thấy con đã no hoặc có thể bé bị trào ngược bên trong.

Xoay đầu

Một chuyển động yên lặng của em bé. Trẻ thường làm điều này trước khi con chìm vào giấc ngủ hoặc khi con ở gần người lạ.

Gãi tai hoặc dụi mắt – ngôn ngữ cơ thể ở trẻ sơ sinh

Trẻ sẽ dụi mắt hoặc gãi tai khi chúng bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là trước thời điểm gắt ngủ. Các chuyên gia giải thích rằng trước tháng thứ 6, trẻ sẽ có biểu hiện gãi tai, dụi mắt khi bé thấy mệt hay bị ngứa ngáy. Tai và mắt là những bộ phận nhạy bén và có vẻ trẻ thích cảm nhận xung quanh qua các bộ phận này.

Nắm chặt tay

Một trong những ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh cho thấy bé đang đói là nắm chặt tay. Nếu mẹ chịu khó thường xuyên quan sát dấu hiệu này kết hợp với theo dõi giờ ăn của bé thì mẹ sẽ hiểu rằng con đang khóc vì đói sữa.

Co chân lại

Đây là dấu hiệu của hiện tượng khóc dạ đề và đau bụng. Bé co chân, kéo về phía bụng nhằm cố gắng giảm bớt đau đớn, khó chịu.

Tay huơ lên như giật mình – ngôn ngữ cơ thể của bé sơ sinh

Chắc chắn là bé đang trải qua cảm giác sợ hãi. Điều này có thể do tiếng động quá lớn, ánh sáng chói quá mức, … Lúc này điều bé cần nhất là được đặt vào nơi yên tĩnh, an toàn và có mẹ vỗ về.

Một khi mẹ đã nhận biết và hiểu được ngôn ngữ của bé qua các dấu hiệu như trên, mẹ đừng quên trò chuyện để nói cho trẻ biết con đang trải qua điều gì nhé. “Con đang khóc vì đói phải không, chúng mình sẽ ăn sữa ngay bây giờ nào”. “Bé cưng của mẹ đầy hơi rồi, để mẹ giúp con ợ hơi nhé!”, …

Dần dần từ các âm thanh mang tính phản xạ thể hiện nhu cầu thông thường, bé sẽ biết giao tiếp hay thậm chí là còn biết nói sớm, tạo đà cho các phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.

Theo Brightside

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us