Có hai hệ thống quan trọng ngang với não, đó là hệ thống cảm giác và hệ thống vận động. Hệ thống vận động là công cụ của trí não. Nhưng vận động không phải chỉ để rèn luyện sức khỏe, vận động là để phát triển trí não và tâm lý.
Con người sở hữu rất nhiều cơ, nhưng cơ chế vận hành cần được tạo ra, tức là sử dụng như thế nào, mục đích gì, thì phải được điều khiển bởi trí não, và phải được sáng tạo sau đó rèn luyện thì mới được. Không ai giống được ai trong việc sử dụng toàn bộ các cơ trong cơ thể và cũng không ai sử dụng được hết năng lực của tất cả các cơ. Có người giỏi bơi, có người giỏi chạy, có người giỏi đàn, có người giỏi đan, có người giỏi nói,…
Người không làm gì, không vận động thì tinh thần cũng không ổn định.
>>>> Tìm hiểu về các giác quan của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào? <<<<
Quá trình phát triển vận động của trẻ
Chức năng hai tay và hai chân là hoàn toàn tách biệt.
Đi lại và thăng bằng thì gần như ai cũng có và đều có khả năng tương đương nhau
Để thăng bằng được, trẻ phải đứng trên cả bàn chân. Trải qua 4 giai đoạn: biết lật -> bò -> vịn tường để đi -> đứng thẳng và đi. Chỉ đến giai đoạn cuối, khi trẻ tự đứng được, đặt cả bàn chân lên mặt đất, người đã đứng thẳng và dần dần đi lại, thì chứng tỏ tiểu não đã phát triển. Mọi sự trợ giúp của môi trường đều vô nghĩa, trẻ đi được do sự phát triển tiểu não bên trong. Khi trẻ đã đi được, phải để cho trẻ tự đi, và phải đi sau trẻ, KHÔNG BAO GIỜ ĐI TRƯỚC trẻ.
Trẻ có nhu cầu đi lại
Từ 2 tuổi trẻ có thể đi 2 km / ngày. Những khó khăn trẻ phải trải qua khi đi dạo là những điểm hứng thú. Chúng quan sát và đi, miễn là còn nhiều thứ thú vị để quan sát là chúng còn đi, chúng chuyển từ sự chú ý này đến niềm đam mê khác. Việc của chúng ta là phải giới thiệu cho trẻ màu sắc, hình dạng thú vị của lá, côn trùng, các loài vật, cỏ cây, hoa lá,… giúp trẻ có thêm thứ để quan tâm khi đi ra ngoài. Trẻ học càng nhiều, đi càng nhiều. Đi lại là hình thức luyện tập tổng thể, không cần bất cứ nỗ lực thể dục nào khác. Tác dụng của nó: hít thở và tiêu hóa tốt hơn, tạo được vẻ đẹp của cơ thể, các hoạt động trên đường như đứng lên ngồi xuống, khom lưng, với tay,… là đủ cho nhu cầu thể thao phát triển cơ thể.
Tay thì mỗi người mỗi khác
Chữ viết khác nhau. Sự phát triển của tay liên quan đến trí thông minh. Con người làm việc khác nhau: mức độ tỉ mỉ, chính xác, tinh tế,… cũng khác nhau. Nếu không thể sử dụng tay, nhân cách của đứa trẻ sẽ dừng lại ở một mức độ rất thấp, không có khả năng vâng lời, không có tính chủ động, lười nhác và buồn bã.
Sự phát triển của tay
Khi sinh ra, trẻ chỉ nắm bắt vô thức.

Rồi trở nên có ý thức -> nắm bắt được phát triển.
Đến tháng thứ 10: nắm bắt có mục đích: thay đổi vị trí các đồ vật, mở và đóng cửa, ngăn kéo, nắp chai, đặt đồ vật, bỏ ra, thả vào,…
18 tháng – 2 tuổi: phát triển sức mạnh. Từ giai đoạn này, tay và chân có sự gắn bó để thực hiện một việc chung. Trẻ muốn sử dụng sức mạnh tối đa, ví dụ: bê vác nặng, leo trèo, đu,… Đây là giai đoạn mà trẻ luôn nỗ lực tối đa, và nếu bị cản trở, trẻ sẽ không lưu giữ được bản năng này và những lệch lạc xuất hiện từ đây.
Từ 2 tuổi rưỡi: trẻ muốn bắt chước người lớn. Sự bắt chước này không đơn giản là bắt chước đơn thuần, trẻ cần có sự chuẩn bị cho con người sau này. Trẻ bắt chước không phải là để giống người lớn, mục tiêu là tạo ra khả năng mà nó đang bắt chước, tức là làm được việc đó. Có những hoạt động mà trẻ thích làm, và dù thấy nó kỳ quái, chúng ta không nên can thiệp. Ví dụ trèo lên trèo xuống bậc thang, thích thú vì “con cao chưa?” … Đôi khi những nỗ lực này là những nỗ lực của sự tập trung và sự phối hợp nhuần nhuyễn các cử động, chứ không chỉ đơn thuần là những nỗ lực của sức mạnh.
Từ 3 tuổi: trẻ làm mọi thứ có ý thức. Trẻ tiếp thu môi trường thông qua lao động. Trẻ sử dụng các đồ vật theo những mục đích của mình. Trẻ không sử dụng những đồ vật không có trong môi trường của chúng vì công việc của trẻ là sản xuất ra một cá nhân phù hợp với môi trường của chúng. Trẻ không cần đồ chơi hay các đồ vật giả, mô phỏng. Trẻ cần đồ vật thật ở kích thước phù hợp, dùng được cho mục đích có ích, tham gia vào cuộc sống thật hàng ngày, cần có khoảng đất riêng, không gian riêng để phát triển.
Các đặc điểm vận động của trẻ
Trẻ muốn tự làm. Khi người lớn làm thay việc cho trẻ, họ đã tước mất quyền luyện tập của trẻ, đồng thời đã áp đặt ý chí của mình vào đó và ám thị cho trẻ rằng: con không làm được. Giai đoạn nhỏ trẻ rất nhạy cảm với sự ám thị. Một mặt khác, nếu chỉ cho trẻ cách làm với quá nhiều nhiệt tình hay làm những động tác thái quá hay quá chính xác thì sẽ dập tắt khả năng phán đoán và hành động theo cá tính cùa trẻ. Những ức chế rất dễ len lỏi vào.

Trẻ muốn bắt chước. Trẻ yêu quý môi trường, chúng hào hứng quan sát mọi vật và bị chúng thu hút, nhưng trên hết, trẻ bị lôi cuốn bởi các hành động của người lớn và tìm cách học hiểu và lặp lại chúng. Người lớn có một sứ mệnh: tạo cảm hứng cho các hành động của con trẻ. Người lớn cần hướng dẫn cho trẻ làm việc, khi hướng dẫn phải thật chậm rãi, để tất cả các chi tiết hành động của họ thật rõ ràng cho đứa trẻ theo dõi.
Khả năng tập trung cao độ. Đứa trẻ bị món đồ hấp dẫn, nó hoàn toàn tập trung vào vật ấy và tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ trong một trạng thái tập trung tuyệt vời … Sau khi làm việc như thế, trẻ có vẻ hài lòng, thư thái, và hạnh phúc, vâng, đó là cảm giác thư thái mà bạn có thể đọc được trên những khuôn mặt nhỏ nhắn và bình thản, và trong những đôi mắt trẻ thơ long lanh với sự hài lòng về một công việc tự phát đã hoàn tất … Cô bé lặp lại 42 lần. Rồi cô bé dừng lại như vừa ra khỏi một giấc mơ và mỉm cười như thể cô rất hạnh phúc. Đôi mắt cô bé sáng rỡ và cô nhìn quanh …
Lặp lại bài tập. Người lớn lao động để đạt được kết quả, theo quy luật cố gắng tối thiểu còn trẻ lao động để tạo ra con người, nên dù đã đạt được kết quả, trẻ vẫn muốn làm lại để phát triển kỹ năng. … Khi mới học bài học rửa tay, các em cứ tiếp tục rửa tay ngay cả khi tay đã sạch.
Tình cảm với trật tự. Trẻ thích tự mình đem đồ chơi cất về chỗ cũ. Lối sống mới: sắp xếp mọi thứ về đúng vị trí. Vì thế, mọi thứ nên được sắp xếp ngăn nắp, trật tự và duy trì trong thời gian dài.
Trẻ có nhịp điệu riêng. Trẻ có một sự hăng say với những điều tưởng chừng như tầm thường, như 1 chiếc khăn gấp sai thì trẻ sẽ cố gắng để gấp lại cho đúng … Trẻ làm mọi việc rất chậm, rất tỉ mỉ. Vì thế, hãy để trẻ có thời gian làm việc theo cách trẻ muốn.
Tự do chọn lựa. Trẻ sẽ thích chọn 1 số hoạt động, 1 số thì không trẻ nào chọn. Lý do vì bên trong trẻ có một thôi thúc bản năng riêng, sự hứng thú riêng để phát triển một năng lực nào đó của cơ thể. Trẻ sẽ chọn lựa tốt hơn nếu trong một môi trường ngăn nắp -> mọi thứ phải sắp xếp theo thứ tự và có số lượng chừng mực, những thứ rối rắm và thừa thãi phải được bỏ đi.
Vậy cứ cho trẻ vận động là được?
Các vận động phải thực hiện để phục vụ một mục đích nào đó, nếu không sẽ là một sự lãng phí và vô nghĩa. Vì thế cần hướng trẻ đến những vận động có ích. Những hoạt động như giả vờ nấu ăn với đồ chơi bằng nhựa, chăm sóc búp bê,… là những hoạt động vô nghĩa lãng phí đối với trẻ, và cũng sẽ đến lúc chúng thấy chán, vì thứ hấp dẫn chúng thực sự là những hoạt động mà chúng thấy người lớn làm.
Vậy phát triển vận động cho trẻ như thế nào?
Rèn luyện thần kinh vận động của trẻ nhất thiết phải phù hợp với vận động phối hợp nhịp nhàng mà cơ thể sinh lý của trẻ cần, bởi lẽ quá trình bồi dưỡng thần kinh vận động vô cùng phức tạp. Nếu không có hướng dẫn cụ thể, vận động của trẻ sẽ vô cùng rốì loạn.
Để trẻ dũng cảm, bạo dạn tham gia mọi hoạt động, chúng ta chỉ đóng vai trò hướng dẫn chỉ đạo, như vậy mới có hiệu quả tốt. Đây chính là mục tiêu rèn luyện cơ bắp trẻ trong giai đoạn này. Để trẻ tự do tự tại phát triển dưới sự chỉ đạo thích hợp của chúng ta, sau này trẻ sẽ trở thành những người làm việc tích cực, khoan thai và đầy hưng phấn.

Vận động cơ bản (Như ngồi, đứng, đi, chạy, sử dụng đồ vật nhỏ,…): Ngồi xuống thế nào, đứng dậy khỏi ghế ra sao, đưa đồ vật cho người khác thế nào Quan tâm chăm sóc tới bản thân: tự mình mặc quần áo, cởi quần áo, cài khuy, sử dụng móc treo, buộc dây,…
Làm một số việc nhà: rửa đồ, bày đồ lên bàn, bày từng chiếc đĩa lên bàn, yêu cầu trẻ thao tác mà không gây bất cứ tiếng động nào.
Lao động ngoài vườn: Trẻ cũng vô cùng thích thú vối những bài học về lao động ngoài vườn và thủ công. Bởi lẽ động vật nhỏ và thực vật đều có thể thu hút sự quan tâm và chú ý của trẻ.
Làm thủ công: nặn đất thành các hình thù khác nhau như hình viên ngói, viên gạch, lọ hoa nhỏ, sau khi hoàn thành, bọn trẻ muốn tráng men các sản phẩm của mình và cho vào lò nung. Sau khi nung xong, những viên ngói màu sáng trắng hoặc nhiều mầu được bọn trẻ xếp chồng lên nhau giống như một bức tường, những viên gạch nhỏ được bọn trẻ trải xuống nền đất. Chúng còn đào móng, sau đó xếp gạch vừa nung thành một đoạn tường vây, hoặc xây tổ cho chim non.
Hoạt động thể thao: “đi trên đường ray”: một đường thẳng trên đất bằng phấn và phẩm mầu, đôi khi cũng có thể vẽ hai đường đồng trục hình elip, Bật nhạc trong khi trẻ luyện tập cũng là một cách làm hay. Chúng ta có thể chọn một bản hành khúc đơn giản, tiết tấu không quá mạnh, có thể đệm nhạc cho chúng sẽ càng kích thích tinh thần làm việc độc lập của trẻ. Ngay sau khi bọn trẻ biết cách giữ thăng bằng, tư thế đi của chúng sẽ tương đối chuẩn và đẹp, cùng lúc này, chúng không chỉ đi những bước vững chắc, mà dáng vẻ cũng trở nên đẹp mắt hơn. Luyện tập “đi trên đường ray” cũng có thể vận dụng nhiều biện pháp, khiến bài học này trở nên phong phú và đa dạng. Trước hết, đánh một bản hành khúc bằng đàn piano giúp trẻ nắm vững tiết tấu động tác. Đánh đi đánh lại bản nhạc này trong vài ngày, cuối cùng trẻ sẽ nắm vững nhịp phách, kết hợp tay chân để thích ứng với tiết tấu âm nhạc. Ngoài ra, còn có thể kết hợp các ca khúc với bài tập “đi trên đường ray”. Bọn trẻ vừa hát, vừa thao tác các giáo cụ trong cuộc sống thường ngày. Đu xà.
Rèn luyện có quy luật.
Trẻ có thể dễ dàng làm được những việc này, khi làm chúng tỏ rõ sự hưng phấn và thận trọng khiến người khác phải kinh ngạc. Những lớp có số lượng đông, cần để trẻ luân phiên nhau làm việc nhà, như dọn cơm, rửa bát.
Giáo viên chỉ cần vài gợi ý, vài cử chỉ thì có thể mang lại một khởi điểm cực tốt cho trẻ, tiếp đến, trẻ có thể tự học và dần dần trưởng thành. Sau khi được cùng nhau học tập, bọn trẻ bắt đầu làm việc với tinh thần hứng khởi.
Không khí hoạt bát càng khiến chúng có tình yêu, hình thành trong chúng phẩm chất đạo đức giúp đỡ lẫn nhau.
Với trẻ thì vận động là một nhu cầu không thể thiếu, vì qua vận động trẻ sẽ hình thành các năng lực và trưởng thành. Việc học của trẻ trong giai đoạn này cũng đặc biệt cần vận động, bắt trẻ ngồi một chỗ và học là điều bất khả thi. Thông qua lao động với mức độ tập trung cao độ thì trí óc trẻ được khai mở, những tính cách xấu biến mất, thay vào đó là những đức tính tốt. Qua lao động thì các đặc tính xã hội cũng được hình thành và phát triển.