Tìm hiểu về các giác quan của trẻ sơ sinh phát triển như thế nào?

Chúng ta không nên xem trẻ sơ sinh như một sinh linh nhỏ bé bất lực, mà hãy xem chúng như những con người bé nhỏ về kích cỡ nhưng lại có khả năng tinh thần to lớn, nhiều khả năng thể chất mà ta không thể nào chứng kiến được trừ khi môi trường hỗ trợ cho sự biểu lộ của sự sống. Ở đây không ít ông bố bà mẹ đoán biết được giác quan nào của bé phát triển sớm nhất không? Nhiều trong số bố mẹ ở đây sẽ cho rằng thị giác phát triển sớm nhất ở trẻ, nhưng điều này có đúng không, hãy cùng tìm hiểu ngay quá trình phát triển của bé để cha mẹ yên tâm chăm sóc bé tốt nhất những năm đầu đời!

Giai đoạn trước khi chào đời

Chúng ta biết rất ít về những gì mà một em bé thực sự trải qua trong bụng mẹ suốt khoảng thời gian chín tháng thai kỳ, nhưng thực tế có rất nhiều thứ đang diễn ra trong đó. Da – bộ phận giác quan đầu tiên và quan trọng nhất được phát triển hoàn thiện khi thai nhi khoảng 7 tuần đến 8 tuần tuổi. Khứu giác sẵn sàng hoạt động vào tháng thứ hai của thai kỳ. Vị giác hoạt động vào tháng thứ ba và đôi tai hoàn thiện sự phát triển về mặt cấu trúc trong khoảng từ tháng thứ hai đến tháng thứ năm.

Tìm hiểu thêm: Thai nhi tuần thứ 8

Chúng ta không thể biết chính xác em bé có cảm giác, cảm nhận, trực giác, suy nghĩ và hiểu những gì. Nhưng chúng ta biết được rằng bé phản ứng lại với giọng nói, âm thanh và âm nhạc. Vì thế, tốt nhất chúng ta nên dành thời gian yên tĩnh trò chuyện, hát và cho bé nghe nhạc hàng ngày. Những chuyên gia nghiên cứu về việc học tiếng mẹ đẻ bắt đầu từ trong bụng mẹ. Điển hình như nhà vĩ cầm nổi tiếng người Anh – ông Yehudi Menuhin tin rằng tài năng âm nhạc của mình một phần nhờ vào việc cha mẹ ông thường xuyên ca hát cho con họ nghe trong thời kỳ mang thai nhận thấy rằng những bài hát tạo cảm giác rất dễ chịu cho đứa bé sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh hấp thụ ngôn ngữ từ trong bụng mẹ
Trẻ sơ sinh hấp thụ ngôn ngữ từ trong bụng mẹ

Kết luận: Có thể thai nhi hấp thụ được các nhịp điệu đặc thù của ngôn ngữ người mẹ. Theo một nghĩa nào đó thì thai nhi đang hoạt động, nó đang học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ!

Trẻ sơ sinh bắt đầu ngôn ngữ từ khi nào?

Trong những ngày đầu tiên, tháng đầu tiên, năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh đặc biệt bị thu hút bởi âm thanh giọng nói của con người, thích nhìn vào khuôn mặt và môi của người đang trò chuyện. Không phải ngẫu nhiên mà khoảng cách tập trung của đôi mắt trẻ sơ sinh trùng hợp một cách chính xác với khoảng cách giữa khuôn mặt bé với khuôn mặt của người mẹ đang cho bé bú. Có lẽ những trải nghiệm giao tiếp đầu tiên tốt nhất là khi cho bé bú. Chúng ta có thể nuôi dưỡng sự hứng thú đặc biệt về ngôn ngữ ở trẻ và chuẩn bị cho ngôn ngữ nói sau này, bằng cách nói rõ ràng, không cao giọng một cách không tự nhiên như thường làm khi trò chuyện với vật nuôi và đừng quá đơn giản hóa ngôn ngữ khi có sự hiện diện của trẻ.

Chúng ta có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện vui nhộn và thích thú về cuộc sống, đọc những bài thơ yêu thích, nói ra những gì chúng ta đang làm, ví dụ như “bây giờ mẹ đang rửa chân cho con, cọ rửa từng ngón chân để cho chúng thật sạch” và chúng ta nên tận hưởng sự giao tiếp quan trọng này. Chúng ta cũng có thể nghe nhạc, nghe âm thanh của sự tĩnh lặng và lắng nghe nhau.

Người lớn có thể trò chuyện với trẻ, thậm chí là trẻ sơ sinh theo cách sau đây:

Khi trẻ phát ra một âm thanh, hãy bắt chước bé – bắt chước độ cao và khoảng dài của âm thanh đó, ví dụ như đứa bé nói “maaaa ga” thì người lớn bắt chước theo “maaaa ga”. Thường thì chúng ta sẽ nhận được phản ứng thích thứ từ trẻ ngay ở lần đầu tiên như thể bé đang nói rằng “Cuối cùng thì cũng có người và nói ngôn ngữ của mình!”. Sau vài lần trao đổi như thế, nhiều trẻ sẽ bắt đầu thử bắt chước âm thanh của người lớn. Điều này là sự giao tiếp ban đầu rất lý thú cho cả đôi bên. Đây không phải là nối chuyển kiểu trẻ con mà là sự giao tiếp thực sự.

Em bé thích thú khi người lớn nói với bé về việc thay tã và mặc đồ

Trong năm đầu tiên, các hoạt động như thay tã, cho bú, tắm rửa, bế lên, ôm ấp và mặc quần áo là khoảng thời gian quan trọng và ấn tượng nhất. Hãy hỏi xin phép bé hoặc nói ra rằng bạn đang chuẩn bị bế bé lên khi bạn muốn làm điều đó. Nếu có sự lựa chọn, hãy hỏi bé, trước khi bế bé lên, xem bé đã sẵn sàng để được bế lên mặc quần áo, cho bú hay tắm rửa hay chưa. Trẻ em biết khi nào chúng được hỏi một câu hỏi nghiêm túc hay đang được lựa chọn. Trong khi bạn thay tã hay tắm cho trẻ sơ sinh, thay vì làm bé mất tập trung với một món đồ chơi, hãy nhìn vào mắt bé, nói cho bé nghe rằng bạn đang làm gì, đặt câu hỏi và đưa ra lựa chọn.

Giá trị của lối giao tiếp đày tình yêu thương và lòng tôn trọng này không thể bị cường điệu hóa quá mức. Nó khiến bé muốn nói chuyện với bạn và sự khao khát được giao tiếp là nền tảng để phát triển ngôn ngữ.

Để phát triển ngôn ngữ cũng tùy thuộc vào ngôn ngữ mà bé nghe được xung quanh mình trong thời gian ban đầu. Việc bé nghe lỏm được các cuộc đối thoại giữa cha mẹ và những người lớn khác cũng rất quan trọng, giống như khi bé được trò chuyện cùng. Khi cha hoặc mẹ hoặc một người anh chị lớn hơn nói chuyện và hát cho bé nghe cũng là lúc họ đang dạy ngôn ngữ cho bé. Điều thật sự đáng ngạc nhiên là lượng ngôn ngữ mà bé tiếp thu được trong ba năm đầu đời, kết quả thể hiện ở việc trẻ hoàn toàn nắm bắt ngôn ngữ một cách tổng thể theo cách mà người lớn không bao giờ làm được.

Hãy cùng bé đọc sách và nói về sách càng sớm càng tốt. Có thể dựng đứng những cuốn sách bìa cứng đẹp cho một đứa bé chưa thể người được có thể thích thú nhìn chúng. Sách giới thiệu rất nhiều đề tài thú vị cho trẻ em ở độ tuổi này khi chúng muốn nhìn, nghe và nói về tất cả mọi thứ.

Bạn có biết trẻ sơ sinh khóc là giao tiếp không?

Cách phản ứng với một trẻ sơ sinh đang khóc thay đổi khác nhau tùy theo nền văn hóa – có nơi tin rằng khóc làm phổi bé khỏe hơn; có nơi người ta hoàn toàn không thể tin rằng có người để mặc cho bé khóc một hồi lâu. Chúng tôi khuyên rằng bạn nên dành thời gian và cố gắng tìm hiểu xem bé đang dùng tiếng khóc để nói gì. Không có một công thức chung và mỗi đứa trẻ đều khác nhau.

Trong một lần đến tham quan một bệnh viện nhi trong khóa huấn luyện hỗ trợ ấu nhi, tôi quan sát thấy một bác sĩ phản ứng với tiếng khóc của trẻ sơ sinh theo cách sau đây:

Đầu tiên bà ta nói chuyện với đứa bé một cách dịu dàng, để trấn an bé rằng có người đang hiện diện. Trong nhiều trường hợp, đây là cách tốt nhất để an ủi một đứa bé và làm bé nín khóc. Tuy nhiên, nếu điều này không có ích gì thì người bác sĩ đó sẽ nhìn vào mắt bé hoặc đặt tay lên người bé một cách nhẹ nhàng. Thường thì cách làm này hoàn toàn trấn an được bé. Nếu không, bà ta kiểm tra xem có cái gì làm cho bé khó chịu, tấm trải bị nhăn, tã bị ướt, hay nhu cầu cần đổi tư thế nằm. Giải quyết được vấn đề này gần như lúc nào cũng trấn an được đứa bé và chấm dứt nhu cầu phải khóc của bé. Chỉ rất hiếm khi trẻ khóc vì cần ăn.

Thông thường những bậc cha mẹ chu đáo thường nghĩ rằng khóc luôn có nghĩa là đói hay đau. Nhưng trẻ có thể đang lo lắng, đang có những ký ức xấu, đang ướt, lạnh, nóng, lo sợ, cảm thấy cô đơn hay nhàm chán.

Có rất nhiều lý do vì sao bé khóc, một người cha mẹ quan tâm có thể dành nhiều thời gian quan sát lắng nghe con mình, ngay cả từ những ngày đầu mới sinh, có thể tìm hiểu được con khóc vì lý do gì và đáp ứng đúng những gì con mong muốn.

Nên cho trẻ có phòng riêng
Nên cho trẻ em có phòng riêng từ lúc mới sinh ra và sẽ được thay đổi khi trẻ lớn lên theo nhu cầu.

Kết luận: Tất cả mọi người đều cần được thấu hiểu, ngay cả đứa trẻ sơ sinh nhỏ nhất cũng vậy.

Cách nhìn và xử lý thế giới xung quanh của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ra đời từ một môi trường khá tối và yên tĩnh. Bé cần thời gian để thích nghi với cảnh vật xung quanh và âm thanh của thế giới bên ngoài bụng mẹ. Con bạn nhìn thấy những trong ngôi nhà của bạn? Những tuần, những tháng đầu tiên tốt nhất là nên bảo vệ bé khỏi những âm thanh to, nên sử dụng những màu sắc dịu nhẹ và tránh để qua nhiều đồ vật trong tầm mắt của trẻ. Khi trẻ ở trong môi trường quá nhiều kích thích về thị giác thì trẻ thường nhắm mắt lại và tách mình ra khỏi thế giới xung quanh. Vì thế, tốt hơn hết là nên truyền cảm hứng và mời bé khám phá môi trường bằng thị giác với những màu sắc dịu nhẹ và những món đồ vật có số lượng hạn chế thay vì làm bé cảm thấy choáng ngợp.

Khi bé đã tiếp thu tất cả hình ảnh, âm thanh và những ấn tượng cảm quan mà bé muốn trong suốt một khoảng thời gian nhất định, với trí tuệ bẩm sinh, bé biết khi nào là lúc bé cần đi ngủ và xử lý những thông tin đó. Hãy tưởng tượng xem sẽ như thế nào nếu bạn đến từ môi trường ấm cúng, nhẹ nhàng, khá tối và yên lặng (trong bụng mẹ) và chuyển đến một nơi hoàn toàn mới, đầy ánh sáng, âm thanh, sự sờ chạm, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm từ giọng nói của gia đình bạn. Điều này rất có ích khi tôn trọng trí tuệ của một đứa bé về việc bé muốn tiếp nhận bao nhiêu thứ vào, khi nào bé muốn đi ngủ để nghỉ ngơi và xử lý khi nào thức dậy và tiếp nhận thêm.

Khi được sinh ra, bé đã biết được cách điều hòa giấc ngủ của mình để đạt được sức khỏe thể chất và tinh thần tối ưu và tích hợp những kinh nghiệm mới. Nếu chúng ta tôn trọng những kiến thức có tính trực giác sau sinh này thì chúng ta đang đi đúng hướng để ngăn ngừa vấn đề khó khăn về giấc ngủ, thường làm kiệt sức cha mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu ghi nhớ rằng giấc ngủ là thiết yếu thì nhiều lý do và không nên bị gián đoạn thì chúng ta sẽ cố gắng như các nền văn hóa cổ xưa đã nhiều lần nhắc nhở rằng không nên đánh thức đứa bé đang ngủ trừ khi trong tình huống khẩn cấp.

Mặc dù điều này là phổ biến nhưng việc tập cho trẻ đi ngủ không phải là ý hay. Khi bé được giữ cho tỉnh giấc đến khi đi ngủ, bé sẽ không có cơ hội để tự dỗ mình, để tạo ra cách riêng tự mình đi ngủ khi mệt, đây mới chính là cách tốt nhất. Để tránh tạo sự lệ thuộc vào người lớn trong một hoạt động tự nhiên như việc ngủ nghỉ, chúng ta có thể cẩn thận quan sát và tôn trọng khả năng tự ngủ của bé vào ban ngày lẫn ban đêm ngay từ những ngày đầu tiên trở đi.

Công việc của em bé này là nhìn vào gương và những bức ảnh đen trắng dễ thương mà mẹ em làm cho.

Trẻ sơ sinh nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ tốt hơn?

Khi chúng ta nghĩ rằng trẻ sơ sinh nên nằm ngửa để ngủ, thì một điều quna trọng từ ngày đầu tiên là bé nên có thời gian không những nằm ngửa mà cũng nên nằm sấp để luyện tập các cơ bắp ở cổ, tay, chân. Một lần nữa, hãy quan sát bé để xem bé đang cố gắng học làm gì. Một số bé muốn có tư thế nằm sấp thường co gối lại và mông đưa lên cao. Ban đầu, đối với một số trẻ sơ sinh, thi thoảng một vài phút nằm sấp là tất cả những gì bé cần và thời gian này được tăng dần. Người lớn nên quan sát để đảm bảo bé không bị vướng vào những chỗ không thoải mái và để ý khi nào bé muốn lật lại.

Trẻ sơ sinh tò mò và có nhu cầu khám phá về mặt giác quan từ những ngày đầu tiên và muốn ở bên cạnh gia đình, chứ không phải bị giữ suốt ngày trong một căn phòng yên lặng. Để thực hiện điều này, cha mẹ cần sử dụng một tấm thảm trải sàn đặc biệt hay một tấm nệm bông để có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ nơi nào trong nhà mà gia đình dành thời gian ở bên nhau như nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, … Theo cách này, bé có thể ở cùng với gia đình, quan sát đời sống và nằm ngủ bất kỳ lúc nào bé muốn. Trẻ sơ sinh vẫn có thẻ giữ nhịp điệu ngủ nghỉ và thức dậy tự nhiên độc nhất này. Bé có thể lắng nghe các cuộc trò chuyện, tiếng cười và âm nhạc hay sự yên lặng. Trên tấm thảm này, bé cũng có thể luyện các kỹ năng phát triển như khám phá đôi tay và bàn chân của mình giống như bé đã từng làm khi còn trong bụng mẹ, bé vận động và căng cơ, chống đẩy cơ thể, vươn người về phía trước và nâng người lên mà vẫn tuân theo nhịp ddieuj tự nhiên của giấc ngủ và sự tỉnh giấc.

Chân tay cởi trần
Chân tay cởi trần để bé thoải mái cảm nhận và khám phá là điều rất quan trọng từ những ngày đầu tiên trong cuộc đời trẻ.

Tâm thức thấm hút trẻ sơ sinh

Năm đầu tiên không phải là quá sớm để trẻ sơ sinh thưởng thức một triển lãm nghệ thuật.

Theo một cách nào đó, trẻ em trong những năm đầu tiên này hấp thu đời sống, hành vi và tháu độ của những người xung quanh mình. Việc rằng người lớn là rất nhân hậu, rất tôn trọng trẻ hoặc rất khôn ngoan, hoặc rất chú ý đến các âm thanh hay cảnh tượng của môi trường mà trẻ sẽ nghe thấy sẽ không bao giờ là điều quá đáng.

Khi trẻ em không ở cùng với cha mẹ thì ta phải chú trọng đến việc đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất cho bất kỳ người nào khác mà trẻ ở cùng. Môi trường mà chúng ta tạo ra cho con mình là môi trường mà con chúng ta tạo ra cho con cái và cháu chắt của chúng,…

bố con dành thời gian bên nhau
Bố và con đều cần dành thời gian mỗi ngày để ở bên nhau, để hiểu nhau, cùng tắm, cùng đi dạo.

Chọn lựa “vật liệu” cho trẻ sơ sinh

Trong những năm đầu tiên, lúc nào nhân tố con người trong thế giới của trẻ sơ sinh cũng là “vật liệu” quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong môi trường. Những giọng nói của gia đình mà bé nghe được khi còn ở trong bụng mẹ là những trải nghiệm êm ái và mang lại cảm giác yên lòng nhất. Những gương mặt này là những hình ảnh quan trọng nhất khi trẻ đang liên kết giộng nói với khuôn mặt trong tâm trí mình. Sự sờ chậm và mùi hương êm dịu của người mẹ khi cho bú, tay chạm nhẹ nhàng và mùi quen thuộc của cha trong giờ tắm hàng ngày và khi được các thành viên khác trong gia đình và những người bạn của gia đình bồng bế trên tay là những trải nghiệm xúc giác quan trọng nhất.

Chọn lựa vật liệu cho trẻ sơ sinh rất quan trọng
Vật liệu là trải nghiệm xúc giác quan trọng nhất với trẻ sơ sinh

Những “vật liệu” đầu tiên không có tính chất con người bao gồm các đồ vật có thực trong thế gioới tự nhiên để sờ vào, các nhạc cụ đang được chơi, âm nhạc dân tộc, nhạc cổ điển và các bản nhạc hay khác.

Những học cụ thị giác đầu tiên nên có màu trắng và đen, có độ tương phản cao, chuyển động trong không khí và sai đó là những vật dễ chuyển động có màu treo trong phòng. Tốt hơn hết là nên hạn chế số lượng các vật chuyển động không nhiều hơn 5 món và nên treo ở những nơi mà trẻ có thể ở cùng với gia đình, có lẽ ở phía trên tấm thảm trong phòng khách, nhưng không phải treo trên cái bàn thay tã – nơi mà việc trò chuyện với cha mẹ quan trọng hơn là bị xao nhãng bằng thị giác. Hãy thử nằm xuống ngay vị trí mà bạn chuẩn bị treo và nhìn xem những gì bé sẽ trông thấy. Cái đèn trên trần có chắn ngang tầm nhìn không? Đồ treo có nhìn đẹp mắt không?

Và cuối cùng, để dạy trẻ về thế giới thực tế, bạn hãy cố gắng tìm những món đồ chơi thật đáng yêu và có vẻ thanh nhã như những con bướm, hay chim đang chuyển động trong không trung giống hệt như chúng đang bay trong đời sống thực, trên bầu trời hay bơi trong nước (không có những con voi hay hươu cao cổ bay trên bầu trời). Hãy đi tìm mua hoặc tự làm ra các vật treo với các hình dáng trừu tượng xinh xắn như những đồ treo được thiết kế bởi những người nghệ sĩ nổi tiếng.

Hình con bướm chuyển động này được bán rộng rãi và là đồ chơi yêu thích của trẻ.

Hãy trao những gì tốt đẹp nhất cho những con người nhỏ tuổi nhất!

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us