Đâu là kẻ thù thầm lặng và đâu là người bạn thực sự của giấc ngủ

Mười giấc ngủ ban ngày cũng không bằng một giấc ngủ ban đêm. Bạn có công nhận với tôi không?

Một giấc ngủ ngon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do các loại thực phẩm và do một số bệnh lý. Bạn có chắc rằng bạn đã sử dụng các loại thực phẩm đúng cách và đúng thời điểm, nhất là khi bạn đã và đang trong giai đoạn làm cha mẹ thì sức khỏe càng phải chú trọng. Hãy cùng Hieutre tìm hiểu: đâu là kẻ thù thầm lặng và đâu là người bạn thực sự của giấc ngủ nhé.

Những đồ ăn là kẻ thù của giấc ngủ

Những món ăn tưởng là vô hại nhưng lại ngăn cản giấc ngủ ngon đến với bạn, vì sao lại như vậy?

Những đồ ăn là kẻ thù của giấc ngủ
Những đồ ăn là kẻ thù của giấc ngủ

Đồ ăn cay, nóng

Thực tế, bữa tối với nhiều đồ cay nóng sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon. Lý do, nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị, trong một ngày nếu ăn đồ cay thì ăn nến ăn vào buổi trưa chứ không nên ăn vào buổi tối, nhất là đối với những người bị bệnh tim.

Thực phẩm xông khói

Những thực phẩm xông khói hoặc được gia công được ướp với một lượng muối lớn; hàm chứa đại lượng tyrosine sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn. Ngoài việc cản trở đến giấc ngủ ra thì thịt hun khói hoặc gia công cũng là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chứa rất nhiều dầu mỡ làm gia tăng công việc tiêu hóa cho dạ dày, đường ruột, gan, mật… Qua đó, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ vào buổi tối sẽ dẫn đến việc mất ngủ.

Cafein

Cafe hoặc những thực phẩm chứa cafein đều có tác dụng kích thích thần kinh, xua tan cảm giác buồn ngủ vào buổi sáng. Nếu bạn dùng các loại thực phẩm này vào buổi tối thì sẽ gây ra chứng mất ngủ, cảm giác mệt mỏi khi tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau.

Chocolate

Ít người biết rằng. chocolate chứa hàm lượng caffein tương đương một ly café. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa tyrosine- một loại axit amin gây hưng phấn, gây khó ngủ.

Những loại trà thảo dược tốt cho giấc ngủ

Hiểu đúng về chức năng và sử dụng đúng liều lượng, đúng lúc các loại trà thảo dược không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nạp lại năng lượng và làm tinh thần phấn chấn cho sáng hôm sau.

Những loại trà thảo dược tốt cho giấc ngủ
Những loại trà thảo dược tốt cho giấc ngủ

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, hạ hỏa, chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp an thần, giải tỏa căng thẳng và đặc biệt tốt cho người bị bệnh mất ngủ.

Trà tâm sen

Cách sử dụng trà tâm sen chữa bệnh như sau: Mỗi lần uống khoảng 3g tim sen khô cho vào ly và chế nước sôi vào, sau khoảng 5-10 phút có thể thưởng thức trà. Uống 1-2 lần mỗi ngày có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Loại trà có vị hơi nhặng đắng, có thể cho thêm chút đường vào ly trà cho dễ uống.

Trà gừng

Cách dùng trà gừng như sau: Lấy 1 củ gừng to đập dập đem nấu chung với 600ml, khi nước sôi thi cho lượng đường phèn vào cho vừa đủ ngọt, nấu nhỏ lửa thêm khoảng 10 phút là bạn đã có món trà gừng thơm ngon để thưởng thức. Chia lượng trà gừng trên làm 2 lần uống vào buổi trưa và buổi chiều.

Trà hoa nhài

Trà hoa nhài được biết đến như là một thức uống giải nhiệt với hương vị thơm ngon hấp dẫn. Không chỉ có vậy loại trà này còn rất hữu ích trong việc cải thiện giấc ngủ. Người bệnh mất ngủ có thể sử dụng chè hoa nhài chữa bệnh theo cách sau: Kết hợp 10g hoa nhài cùng với 10g tâm sen và 12g hạt muồng cho vào ấm nấu sôi kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày.

Stress có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn? Xem ngay tại đây.

Một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ

Mất ngủ không chỉ do thói quen ăn uống mà còn bị ảnh hưởng ít nhiều do một số bệnh lý như tiểu đường, viêm đau mãn tính, bệnh lý về tim mạch,… Vậy cách khắc phục để bạn có được giấc ngủ ngon là gì?

Một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ
Một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ

Mất ngủ do bị tiểu đường

Khi mắc tiểu đường, người bệnh thường có những biến động về đường huyết, cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi đêm và đi tiểu thường xuyên, khiến cho giấc ngủ về đêm bị rối loạn. Để khắc phục tình trạng mất ngủ do yếu tố này, người bệnh trước khi đi ngủ hãy đi tiểu và không uống nhiều nước, cũng như kiểm soát tốt chỉ số chỉ số đường huyết của mình.

Viêm đau mãn tính

Các bệnh lý viêm đau mãn tính như viêm khớp, đau cơ… khiến khó ngủ hơn do các cơn đau gây ảnh hưởng, ngoài ra khi bị viêm khớp mỗi khi thay đổi tư thế nằm ngủ sẽ khó ngủ lại hơn.

Mắc bệnh lý về tim mạch

Bệnh lý động mạch vành, suy tim xung huyết là bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Bệnh lý động mạch vành khiến người bệnh đau tức ngự, nhịp tim rối loạn, gây đau tim trong khi ngủ. Trong khi suy tim xung huyết do khả năng bơm máu của tim suy yếu, máu bị chảy ngược và tăng áp lực lên mạch máu, khiến dịch mạch máu tràn ra các bộ phận của cơ thể, tích tụ bên cạnh phổi khiến người bệnh khó thở dẫn tới giấc ngủ đêm bị gián đoạn.

Mắc bệnh trầm cảm

Các chuyên gia y tế cho biết, mất ngủ là triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Người bị trầm cảm thường có cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài dẫn tới luôn trong tình trạng không tỉnh táo, tinh thần căng thẳng không thư giãn, khiến người bệnh khó ngủ hơn.

Mắc bệnh hen suyễn

Người bệnh bị hen suyễn thường bị rối loạn về giấc ngủ do khó thở, thở khò khè và ho. Hen suyễn thường nặng hơn vào ban đêm do sức để kháng của đường hô hấp suy giảm, trong khi điều trị hen suyễn thì một số loại thuốc cũng gây mất ngủ hoặc khó ngủ.

Vì thế bệnh nhân mất ngủ có mắc kèm những bệnh lý này, cần điều trị tích cực những bệnh lý mắc kèm, để việc điều trị mất ngủ hiệu quả hơn.

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us