Đặc biệt dành cho các mẹ chuẩn bị sinh con và có con dưới 2.5 tuổi!
Hẳn đây là một câu hỏi rất khó trả lời và là vấn đề đau đầu của hầu hết các ông bố bà mẹ. Ấy vậy mà không phải nó chỉ diễn ra 1 lần, câu hỏi này cùng với những cân nhắc về con đường giáo dục con cái vẫn hằng ngày là nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ. Báo chí và các cuốn sách nuôi dạy con cái cũng đã đưa ra rất nhiều lời khuyên với các tiêu chí để lựa chọn như cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, khả năng của các trẻ em học cùng, có giáo viên dạy tiếng Anh hay không?… Tuy nhiên điều mà May Sóc muốn đề cập đến trong bài viết này là vấn đề lớn nhất bao trùm tất cả những tiêu chí kia, rằng “Bạn muốn con bạn sẽ trở thành một người như thế nào trong tương lai?” hay dễ hiểu hơn 1 chút “Bạn muốn con bạn được giáo dục như thế nào?” Trả lời được câu hỏi lớn này thì những tiêu chí kia sẽ dễ dàng được giải quyết. Sở dĩ vì sao chúng ta phải cân nhắc như vậy? Bởi vì hiện tại chúng ta có khá nhiều sự lựa chọn về hệ thống giáo dục. Chúng ta có trường công, trường tư thục (quốc tế) dạy 2 chương trình (chương trình của Bộ GDĐT kết hợp 1 chương trình nước ngoài khác), trường quốc tế chỉ dạy 1 chương trình quốc tế (10% trẻ Việt Nam học chung với 90% trẻ em quốc tế), du học, hay như mới đây nhất là trào lưu homeschooling… Lựa chọn nào sẽ là tốt nhất cho con bạn theo quan điểm giáo dục của bạn và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình bạn?

Để May Sóc nói 1 chút vì sao May Sóc viết về vấn đề này. Hầu hết các phụ huynh tìm đến May Sóc đều có chung 1 câu hỏi: “Bé được học Montessori ở bậc mầm non, được tự do hoàn toàn như vậy, rồi sau này vào lớp 1 đi học trường công với phương pháp giáo dục truyền thống thì bé sẽ như thế nào/ bé có thích nghi được không?” Thực ra đây cũng là vấn đề nhức nhối của bố mẹ May và Sóc. Mình cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Vì điều kiện của mình cũng không thể cho các bạn nhỏ đi học trường quốc tế 100% hay đi du học được. Mà liệu những lựa chọn đó có phải tối ưu không? Kể cả với lựa chọn homeschooling, liệu đó có phải là lựa chọn tốt nhất cho con hay không? Và mình đã tìm ra con đường của mình. Bài viết này để chia sẻ sự lựa chọn của mình với các bạn.
Maria Montessori đã nói rằng: “Giáo dục là để hỗ trợ cho cuộc sống”. Giáo dục phải làm cho một con người sống và tồn tại tốt hơn trong môi trường của anh ta và chỉ có anh ta là người giáo dục chính mình. Sẽ là vô nghĩa khi giáo dục làm cho một con người mất khả năng sinh tồn, đứng bên lề của xã hội. Ví dụ như một người lính phải tự học mọi thứ để sinh tồn trên chiến trường, không ai dạy được làm như thế nào thì sẽ sống. Một ví dụ khác là, nếu bạn muốn sống tốt ở Mỹ thì bạn phải thích nghi hoàn toàn với môi trường sống ở Mỹ, bạn phải có kỹ năng nói tiếng Anh giỏi, có kiến thức và am hiểu về văn hóa xã hội Mỹ…
Các con của bố mẹ May Sóc sẽ sống và học ở Việt Nam, ít nhất là cho tới khi vào đại học vì vậy các con phải thích nghi với môi trường sống ở Việt Nam. Câu trả lời của bản thân mình được tóm gọn trong công thức sau đây:
Trở lại với câu hỏi lớn mình đã đề cập ở trên. “Bạn muốn con bạn sẽ trở thành một người như thế nào trong tương lai?” hay “Bạn muốn con bạn được giáo dục như thế nào?”
3 Môi trường tách biệt + Du lịch (Viết tắt là 3M+D) gồm có:
1) Môi trường gia đình (M1): Là một môi trường cho cuộc sống và sự phát triển của con người, gia đình không thể thiếu cũng như không thể thay thế và sẽ giữ nguyên như vậy trong suốt cuộc đời của loài người.
2) Môi trường xã hội (M2): Trải nghiệm & lĩnh hội kiến thức xã hội. Thích nghi với xã hội mà một con người sẽ sống vì anh ta được lớn lên cùng số đông các thành viên của xã hội đó.
3) Môi trường giáo dục tự do (M3): con đường dẫn tới một nhân cách trưởng thành được phát triển đầy đủ, tính cách tích cực, WILL mạnh mẽ, tối ưu hóa trí thông minh, sức sáng tạo phong phú, kiến thức phát triển vượt bậc. Nhân tố thay đổi xã hội tương lai theo hướng tích cực.
4) Du lịch (D)
3 Môi trường trên phải hoàn toàn tách biệt.
Công thức trên chỉ thành công khi mọi môi trường đều đem đến sự hạnh phúc, do đó đều bắt nguồn từ độc lập và tự do.
M1: Sự độc lập và tự do trong môi trường gia đình thì nằm hoàn toàn trong tầm tay của chúng ta.
M2: Để trải nghiệm và lĩnh hội kiến thức xã hội đúng nhất thì phải trải nghiệm với những đại diện của số đông những con người của xã hội trong tương lai. Trong thời điểm hiện tại của Việt Nam đó là sự trải nghiệm trong hệ thống giáo dục truyền thống – hệ thống trường công.
M3: Môi trường giáo dục tự do – “unlimited freedom to do rights”, nơi để hình thành tính cách tích cực, củng cố sức mạnh của WILL, tối ưu hóa trí thông minh + sự sáng tạo, tối đa hóa kiến thức hấp thu. Nhiệm vụ tiếp thu kiến thức của M3 là phải đảm bảo: kiến thức luôn đi trước yêu cầu của M2 + kiến thức đó có được một cách hạnh phúc và hứng thú. Thực hiện được mục đích của M3 sẽ triệt tiêu gánh nặng và sức ép từ việc tiếp thu kiến thức theo cách của M2. Trẻ sẽ sống tự tin trong M2 và dành toàn bộ thời gian để trải nghiệm và phát triển các mối quan hệ xã hội.
D: Để mở mang tầm nhìn và kiến thức về thế giới, về môi trường thiên nhiên, về những nền văn hóa xã hội khác, để kích hoạt những ước mơ, để lưu giữ những kỷ niệm…Để đi du lịch thường xuyên và bất kỳ khi nào có thể thì phải đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả học tập ở M3. Đảm bảo kiến thức vẫn luôn đi trước yêu cầu của M2.

Montessori là giải pháp rất hợp lý cho M3 vì các lí do sau:
Montessori đã hi sinh cả cuộc đời để chiến đấu cho khám phá “trẻ em cần được tự do” của bà. Môi trường Ngôi nhà của Trẻ -House of Children (HOC) với “unlimited freedom to do rights” (tự do không giới hạn làm những điều đúng) là bằng chứng rằng trẻ em cần tự do để phát triển mạnh mẽ cả thể chất lẫn tinh thần. Chính bà là người khám phá ra trẻ em mới chính là người thầy của chính mình. Vượt qua quan điểm giáo dục truyền thống hàng ngàn năm – Montessori đã hi sinh cả cuộc đời để chiến đấu cho khám phá “trẻ em cần được tự do” của bà. Môi trường Ngôi nhà của Trẻ -House of Children (HOC) với “unlimited freedom to do rights” (tự do không giới hạn làm những điều đúng) là bằng chứng rằng trẻ em cần tự do để phát triển mạnh mẽ cả thể chất lẫn tinh thần. Chính bà là người khám phá ra trẻ em mới chính là người thầy của chính mình. Vượt qua quan điểm giáo dục truyền thống hàng ngàn năm – Giáo dục là để đào tạo ra con người, bà đã phát hiện ra mục đích thiêng liêng của , bà đã phát hiện ra mục đích thiêng liêng của Giáo dục là để hỗ trợ cho cuộc sống từ chính những đứa trẻ bà nghiên cứu. Một điều không thể phủ nhận là, trẻ em được học trong môi trường Montessori đúng nghĩa luôn luôn hạnh phúc vì chúng được tự do và thích những thứ chúng làm ở HOC.
Chính sự tự do và được làm việc theo hứng thú này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự lĩnh hội kiến thức vượt bậc, sức mạnh vô cùng của WILL, một tinh thần luôn vui tươi và hạnh phúc làm nền tảng cho các tính cách tích cực phát triển, một trí thông minh được tối ưu, một khả năng sáng tạo không giới hạn.
a) Mục đích đầu tiên của pp giáo dục này chính là hỗ trợ trẻ em có một nhân cách trưởng thành được phát triển đầy đủ với tính cách tích cực + WILL mạnh mẽ.
b) Mục đích thứ hai là hỗ trợ trẻ tiếp thu một lượng kiến thức và kỹ năng nhất định mà xã hội yêu cầu tối thiểu cho mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Trong các Montessori HOC chuẩn, trình độ kiến thức của trẻ em bình thường có thể đạt được là vượt trội so với các phương pháp giáo dục khác và hoàn toàn có thể kiểm chứng.
c) Chương trình học Montessori là không cố định theo ngày, trẻ tự do học theo hứng thú và theo tốc độ riêng nên không có việc bị lỡ chương trình. Nếu trẻ nghỉ cả tháng cũng vẫn có khả năng bắt kịp các bạn khác. Trẻ có thể học nhanh hơn vì hứng thú hoặc vì WILL của chính trẻ quyết định
d) Môi trường Montessori hỗ trợ sự độc lập và tự do của trẻ là nơi trẻ luôn tìm thấy tình yêu trong học tập vì việc học là do chính trẻ tự thực hiện.
Một đứa trẻ hoàn thiện chương trình Montessori 3-6 có sự độc lập trong hoạt động và sự tự kỷ luật. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng Toán học, Tiếng Việt (2 môn chiếm gần 2/3 thời lượng tiết học của 3 năm đầu tiên ở Tiểu học), và các môn học khác tương đương với trình độ của một đứa trẻ lớp 1-2 trong hệ thống giáo dục truyền thống. Điều quan trọng hơn nữa là em đạt được trình độ này hoàn toàn từ sự tự do, sự hứng thú, tự học của bản thân chứ không phải từ sự bắt ép nên đứa trẻ luôn hạnh phúc và thích thú với việc học.
Lợi thế của đứa trẻ Montessori khi vào tiểu học là vô cùng lớn khi trình độ, trí thông minh cảm xúc, giao tiếp xã hội, đặc biệt hơn là sự độc lập và tự kỷ luật đi trước khoảng 1-2 năm so với các bạn đồng lứa. Lợi thế này hoàn toàn có thể giữ mãi nếu chúng ta tiếp tục hỗ trợ trẻ bằng pp Montessori ở các bậc học cao hơn.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả này thì chỉ có 1 cách duy nhất là thực hiện đúng Montessori. Kết quả của giai đoạn 3-6 là cơ sở để trẻ có thể tiếp tục ở giai đoạn 6-9 và sau đó là 9 -12… trong chương trình Montessori này. Vì vậy, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đầu vào của giai đoạn tiếp theo luôn phải được thỏa mãn. Thực tế là không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, số lượng trường mượn tên Montessori rất nhiều nhưng lại không hiểu rõ và thực hiện sai phương pháp giáo dục này. Montessori là phương pháp giáo dục khoa học đòi hỏi sự thực hiện một cách chính xác để đạt kết quả, nhưng cũng vì tính chính xác này mà việc thực hiện sai sẽ đem lại kết quả không đáng kể.
Nếu có thể chỉ sử dụng “giáo cụ” Montessori như giáo cụ mô phạm để trẻ em đạt tới mức kiến thức, kỹ năng như trẻ em trong môi trường Montessori đúng chuẩn thì có lẽ cả thế giới (tất cả các gia đình, các trường công, các hệ thống giáo dục khác…) đã áp dụng từ lâu rồi.
Nguồn bài viết từ May Sóc Children’s House