Tầm quan trọng sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Ngôn ngữ là điểm khác biệt rất lớn giữa loài người và các loài động vật khác. Sự phát triển ngôn ngữ giúp loài người giao tiếp được với nhau, hiểu nhau, từ đó hợp tác được với nhau. Ngôn ngữ còn giúp tri thức của loài người được truyền lại và phát triển từ đời này sang đời khác. Có thể nói, ngôn ngữ là một sức mạnh không thể thiếu trong cuộc sống của loài người.

Ngôn ngữ là tập hợp những âm thanh, đại diện cho một ý nghĩa nhất định. Các nhóm người khác nhau chấp nhận các âm thanh khác nhau -> sự hợp nhất trong 1 nhóm và khác biệt giữa các nhóm. Từ các âm rất ít, nhưng kết hợp lại thành được rất nhiều từ, rồi có danh từ, tính từ, …. rồi sắp xếp thành câu, thành đoạn, có nhấn có cảm thán … -> Ngôn ngữ đòi hỏi một trí thông minh tuyệt đỉnh và trí nhớ siêu phàm. Ngược lại, ngôn ngữ cũng trở thành công cụ để não tư duy.

Ngày nay, áp lực toàn cầu hóa đòi hỏi con người phải biết giao thương với nhau, ngôn ngữ trở thành công cụ không thể thiếu. Vậy phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi như thế nào?

Trẻ học ngôn ngữ như thế nào?

Phát triển ngôn ngữ từ nghe rồi đến nói

Tai người có cấu tạo đặc biệt: phần trung tâm của tai có dạng một chiếc đàn hạc, có khả năng rung động với những âm thanh khác nhau tùy thuộc vào độ dài của ‘các dây đàn’, có 64 ‘dây’, tất cả đều được chơi một cách tuần tự, được sắp xếp theo dạng của một chiếc vỏ ốc sên. Một cái trống phía trước cây đàn hạc, và khi có thứ gì đó chạm vào cái trống ấy, một hoặc nhiều dây đàn hạc sẽ rung động; thế là cái trống chơi đàn hạc và chúng ta nghe thấy tiếng nhạc của ngôn từ. Thai nhi 7 tháng tuổi tai đã hoàn thiện. Khi trẻ sinh ra, thính giác rất chậm phát triển và mẫn cảm với ngôn ngữ của người trước tiên, vì thế trẻ bắt chước tiếng người chứ không phải tiếng còi xe hay động vật kêu.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Những âm thanh (tiếng người, âm nhạc) được tiếp nhận sẽ khắc sâu vào trong tiềm thức, tạo ra một định hướng cho ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ. Trẻ bắt đầu phát ra các âm tiết, rồi từ ngữ mà chưa hiểu gì. Rồi trẻ định hình âm thanh, đến âm tiết. Từ ngữ hình thành. Sau đó đến ngữ pháp: danh từ đến đầu tiên, rồi tính từ, từ nối và trạng từ, động từ nguyên thể, rồi đến chia động từ, biến đổi câu, tiền tố, hậu tố và tất cả các trường hợp ngoại lệ bất quy tắc. Đến thời kỳ trẻ sẽ nói ra tất cả mọi thứ mà không sai tí nào.

Nhận thức phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ dần dần

4 tháng tuổi hoặc sớm hơn: nhận ra tiếng nói đến từ miệng người -> chăm chú nhìn miệng.

6 tháng tuổi: trẻ tự tạo ra âm thanh của chính mình.

10 tháng tuổi: phát hiện ra ngôn ngữ có mục đích, bắt đầu hiểu lời nói.

1 tuổi: nói các từ có mục đích đầu tiên. Có sự đấu tranh dữ dội, trẻ muốn nói mà chưa nói được.

1-2 tuổi: trẻ thôi thúc muốn nghe và thấy người khác nói chuyện với nhau để được học.

1 tuổi rưỡi: trẻ nhận ra mọi vật đều có tên gọi, trẻ tự lọc ra được danh từ trong câu, khi nói trẻ chỉ có thể dùng 1 từ để diễn đạt cả 1 ý, vd “mẹ cháo”.

Khả năng thấu hiểu phát triển ngôn ngữ của trẻ gần như hoàn toàn

21-24 tháng: bắt đầu xuất hiện đầy đủ các loại từ, chuẩn bị có sự bùng nổ câu. Đây là giai đoạn trẻ rất nỗ lực để tìm cách sắp xếp câu, diễn đạt ý của mình.

4 tuổi: dạy ngữ pháp, cần được truyền thụ rất nhiều từ, … rất nhiều tri thức ở các lĩnh vực khác nhau và các dụng cụ khoa học.

3-6 tuổi: học bằng tưởng tượng rất nhiều. Tức là có nhiều thứ không được nhìn, nhưng nghe mà vẫn tưởng tượng ra trong đầu. Chính nhờ trí tưởng tượng mà trẻ tiếp thu không giới hạn.

Phát triển ngôn ngữ từ viết rồi đến đọc

Trẻ tiếp cận chữ cái dưới dạng các bài tập cảm giác (các tấm bìa ráp, giấy nhám, thẻ chữ,… rồi ghép chữ: trẻ nhận ra chữ Sofia gồm 1 chữ S, 1 chữ O,… trẻ khám phá từng chữ,… sau đó, trẻ bắt đầu dùng tay để vẽ các chữ,… thế là biết viết,… rồi trẻ nhận ra, chữ có thể thay thế cho lời nói,… rồi phát hiện ra trong những mẫu giấy có chữ, có các câu chuyện thật hay,… thế là trẻ bắt đầu đọc,… mọi thứ từng bước được hé mở như một cuộc thám hiểm đầy thú vị.

Những rào cản giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Những rào cản trong giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ (2-2,5 tuổi).

Những rào cản trong giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ (2-2,5 tuổi).

Mọi ấn tượng và kết quả đều được ghi lại mãi mãi. Nếu có sự vật lộn, sợ hãi hay trở ngại khác thì nó sẽ tồn tại đến hết đời. Những đặc tính tâm lý bị bóp méo sẽ phát triển trong giai đoạn này và thể hiện ra khi trẻ trưởng thành.

Những khó khăn gây thương tổn cho sự phát triển gọi là sự kìm nén.

Trẻ cần được tự do tuôn trào ngôn ngữ, tự do biểu đạt.

Có những trẻ bị kìm hãm, dẫn đến “câm tâm lý”… Thỉnh thoảng bệnh này mất đi như 1 phép mầu, đứa trẻ bất chợt nói sõi, hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp,… do được tự do hoạt động và môi trường mang tính thúc đẩy.

Có những lệch lạc của người trưởng thành do giai đoạn này: e dè, không đủ can đảm cất tiếng nói, phát âm từ ngữ, khó khăn trong sử dụng câu, nói chậm, ờ, ừm, à, nói lắp, nói ngọng 2 giai đoạn cần chú ý: Hình thành ngôn ngữ -> thoái hóa là nói lắp; Hình thành câu -> do dự trong việc hình thành suy nghĩ.

Nguyên nhân: hành vi thô bạo của người lớn, sự lạnh lùng và quyết đoán của người lớn trong việc ngăn chặn những biểu hiện bên ngoài của trẻ, những nỗi sợ vô cơ và sự áp đặt ý chí của người lớn (ví dụ dọa ma, dọa bác sĩ, dọa con gì cắn,…).

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng và của con người nói chung đóng vai trò rất quan trọng góp phần xây dựng tính cách toàn diện cho trẻ nhỏ, đồng thời đóng góp vai trò tích cực về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ cho chính bản thân trẻ cũng như trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non.

Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tư vấn nuôi dạy trẻ hàng ngày!

    Tham gia Cộng đồng Cha Mẹ:

    Follow Us